Bác sĩ Hoàng Thế Huynh, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai) cho hay, mới đây khoa cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân (nam, 38 tuổi) vào viện trong tình trạng nôn, dương vật cương, xuất tinh không tự chủ, bí đái…
Theo người nhà, trước khi nhập viện, bệnh nhân có ăn món sâu nướng. Sau khi ăn xong, bệnh nhân đã xuất hiện các dấu hiệu trên.
Sau thăm khám, xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc do ăn sâu ban miêu (một loại sâu rất độc). Ngộ độc sâu ban miêu có thể gây tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Ngay lập tức, bệnh nhân đã được bác sĩ dùng các phương pháp tối ưu như rửa dạ dày, thải độc tích cực, lọc máu cấp cứu… Dù được cứu chữa nhưng do bệnh rất nặng, bệnh nhân đã được người nhà đưa về theo nguyện vọng gia đình.
Sâu ban miêu (ảnh minh họa).
Theo bác sĩ Huynh, thời gian qua đã ghi nhận rất nhiều ca ngộ độc sâu ban miêu tại Yên Bái, Lạng Sơn... Sâu ban miêu có tên khoa học là Cantharis vesicatoria, có nhiều tên khác như bọ xít lửa, manh trùng, ban manh hoặc ban mao.
Sâu ban miêu thường cư trú trên cây đậu nên được gọi là sâu đậu. Loài sâu này có cánh cứng, thân nhỏ dài khoảng 15 – 20mm và rộng khoảng 4 – 6 mm. Đầu sâu hình tim, có rãnh dọc ở giữa và râu đen hình sợi. Thân sâu có khoảng 11 đốt, ở giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại.
Sâu ban miêu có mùi hăng đặc trưng, vị đầu cay và sau đắng. Sâu ban miêu có nhiều ở rau ngót, rau tầm bóp…, hiện nhiều người vẫn nghĩ là lành nên bắt sâu về chế biến làm thức ăn.
Dấu hiệu ngộ độc sâu ban miêu
Khi ăn hoặc uống phải sâu ban miêu, bạn sẽ thường gặp một số biểu hiện ngộ độc như:
– Nóng rát cổ họng, đau dạ dày và đường ruột;
Chàng trai đột nhiên không thể dậy khỏi giường, tiểu không tự chủ vì 1 thói xấu ban đêm nhiều người trẻ mắc
– Bỏng niêm mạc đường tiêu hoá gây nguy cơ nhiễm trùng đường ruột hoặc kỵ khí vào ổ bụng và máu;
– Buồn nôn, nôn ra máu, tiêu chảy ra máu, nặng nhất là xuất huyết dạ dày;
– Đi tiểu ít hoặc tiểu ra máu;
– Đối với nam, dương vật sẽ cương cứng gây đau đớn và khó chịu trong thời gian dài;
– Khát nước và mất nước nghiêm trọng dẫn đến suy giảm chức năng thận;
– Suy đa tạng, suy hô hấp, tụt huyết áp;
– Triệu chứng về rối loạn thần kinh dẫn đến hôn mê và tử vong chỉ trong vòng 24 giờ.
Ngoài ra, khi tiếp xúc ngoài da, niêm mạc có thể bị bỏng, rộp da nặng và có nguy có tiến triển thành viêm mô bào trên da, viêm loét giác mạc ở mắt.
Chất độc trong sâu ban miêu
TheoTS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc tại Bệnh viện Bạch Mai, sâu ban miêu chứa cantharidin – một hoạt chất cực độc nằm trong nhóm chất độc bảng A. Chất này mạnh gấp nhiều lần thuốc diệt cỏ Paraquat gây hoại tử ruột và suy đa tạng khi ăn phải.
Độc tố cantharidin gây hủy hoại các tổ chức, cơ quan trong cơ thể, từ dạ dày, ruột cho đến cơ, gan, thận, máu,…
Trên thế giới cho tới nay chưa có phác đồ điều trị có hiệu quả cao. Hiện tại ở Việt Nam chưa có xét nghiệm độc tố cantharidin.
Thông thường, độc tính chỉ có ở sâu ban miêu đực. Khi vào mùa sinh sản, chúng sẽ dùng chất này truyền sang con cái để bảo vệ trứng sâu. Theo khuyến cáo, việc ăn từ 2-3 con sâu ban miêu có thể gây tử vong cho 1 người lớn khỏe mạnh.
Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên ăn thử các loài động vật thực vật mà chúng ta chưa hiểu biết hết về nó vì có thể xảy ra ngộ độc và tử vong.