dot-quy-17528496187901603684253-105-0-565-736-crop-1752849755315353507750.jpgNgười phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này

GĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Vừa qua, các bác sĩ BVĐK Xuyên Á đã cứu chữa kịp thời cho bệnh nhân N.V.Đ (64 tuổi, Long An) khỏi cơn đột quỵ cấp. 

Theo lời kể của gia đình, trong khi đang sinh hoạt bình thường tại nhà thì ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái. 

Nhận thấy dấu hiệu bất thường nghi ngờ đột quỵ não, gia đình lập tức đưa người bệnh đến Đơn vị Đột Quỵ của bệnh viện để cấp cứu.

base64-17528995374051501212297.jpeg

Hình ảnh mạch mãu não của bệnh nhân đột quỵ trước và sau khi can thiệp. Ảnh: BVCC

Kết quả chụp CT 160 lát và CT mạch máu não (CTA) ghi nhận tắc hoàn toàn nhánh M2 và một phần đoạn M1 của động mạch não giữa (MCA) bên phải, đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh bị yếu nửa người trái.

BS.CKII. Nguyễn Hồ Khánh Duy – Trưởng khoa Nội Thần Kinh nhận định đây là ca đột quỵ nặng, các bác sĩ đã hội chẩn khẩn, chỉ định truyền thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch giúp giảm tổn thương não. Ngay sau đó, chuyển người bệnh vào phòng can thiệp mạch để lấy huyết khối, giúp tái thông dòng máu tại các nhánh động mạch não bị tắc.

Sau vài ngày điều trị tích cực, ông Đ. đã dần tỉnh táo, tiếp xúc tốt, sinh hiệu ổn định, ăn uống khá, vận động được cải thiện. Hiện tại, ông được xuất viện về nhà trong niềm vui của gia đình, tiếp tục điều trị và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Đột quỵ do tắc mạch máu được cấp cứu càng sớm càng tốt

Theo các chuyên gia, trong điều trị đột quỵ do tắc mạch máu, thời gian chính là yếu tố quyết định, nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện kịp thời trong khoảng thời gian vàng thì khả năng hồi phục sẽ rất cao. 

base64-17528996727091473016405.jpeg

Ảnh: BVCC

Cụ thể, thuốc tiêu sợi huyết phát huy hiệu quả tốt nhất trong vòng 3 đến 4,5 giờ đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng, còn can thiệp nội mạch để lấy huyết khối nên được thực hiện trong vòng 6 giờ đầu. 

Tuy nhiên, không nên chờ đến giới hạn này, việc cấp cứu càng sớm sẽ càng làm tăng khả năng tái thông mạch máu, giảm thiểu tổn thương não và giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Thống kê cho thấy, mỗi phút trôi qua là hàng triệu tế bào não có thể bị hủy hoại. Do vậy, khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ như: méo miệng, yếu liệt tay chân, nói ngọng, lú lẫn, mất thị lực đột ngột,… hãy gọi cấp cứu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng cấp cứu và điều trị đột quỵ để được can thiệp kịp thời.

huynh-anh-tuan-dot-quy-17527398990281433196955-0-27-347-582-crop-17527402032271392626932.jpgTình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?

GĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

dot-quy-nao5-17525539825611458152829-0-0-466-746-crop-1752553996258675593213.jpgNgười phụ nữ 43 tuổi đột quỵ nhồi máu não ngay lúc ngủ, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Chỉ vì quên uống vài cữ thuốc kháng đông điều trị rung nhĩ, hẹp van 2 lá, người phụ nữ 43 tuổi này đã bị đột quỵ ngay trong khi ngủ.

dot-quy-17526260645071231212259-241-0-1491-2000-crop-17526260713952021519702.jpgNgười đàn ông 33 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ đột quỵ trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp

GĐXH - Buổi trưa, khi đang làm công việc thợ hồ thì người đàn ông này có dấu hiệu đột quỵ. Anh ngã quỵ, liệt nửa người bên trái trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022