
GĐXH - Người phụ nữ bị bị tắc ruột, hoại tử ruột nhập viện trong tình trạng đau bụng quặn từng cơn, buồn nôn, bí đại tiện, bụng chướng...
Theo thông tin từ BVĐK Xuyên Á, ông H.T.L (57 tuổi, Long An) khi đang sinh hoạt tại nhà thì đột nhiên xuất hiện tình trạng đau bụng dữ dội kèm theo nôn ói. Người nhà đã nhanh chóng đưa ông vào cấp cứu.
Tại khoa Cấp Cứu, các bác sĩ khẩn trương thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng kiểm tra, kết quả chụp MSCT 160 lát ổ bụng có cản quang ghi nhận tắc ruột non do viêm dính, tắc nghẽn do bã thức ăn. Nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với hoại tử ruột, sốc nhiễm trùng, thậm chí tử vong.

Hình ảnh chụp CT 160 lát cắt bệnh nhân bị tắc ruột ở người cao tuổi. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật cấp cứu. Qua đường mở bụng, các bác sĩ phát hiện các quai ruột non nhiều đoạn có dây dính, có quai ruột bị tắc do bã thức ăn, phù nề xung huyết đỏ, vùng rốn – hông trái. Bác sĩ đã khéo léo tiến hành phẫu tích cắt các dây chằng dính, giải phóng nhiều đoạn ruột bị chèn ép, tiếp theo tiến hành mở ruột non để lấy sạch lượng bã thức ăn ứ đọng bên trong. Kiểm tra lại từng quai ruột, đại tràng không ghi nhận tổn thương khác, đoạn ruột bị tắc đã lưu thông trở lại bình thường.
Người bệnh được chuyển lên khoa Ngoại Tổng Quát để tiếp tục theo dõi, chăm sóc sau mổ, đồng thời được hướng dẫn chế độ ăn và vận động hợp lý để người bệnh nhanh chóng hồi phục. Dưới sự chăm sóc tận tình và chu đáo của đội ngũ y tế, sức khỏe của ông L. đã hồi phục nhanh chóng, không còn tình trạng đau bụng, vết mổ khô, có thể ăn uống bình thường và được xuất viện sau vài ngày.
Dấu hiệu nhận biết khi bị tắc ruột
Theo chia sẻ của BS.CKII. Nguyễn Vũ An – Trưởng khoa Ngoại Tổng Quát, tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp, chỉ đứng sau bệnh viêm ruột thừa về mức độ phổ biến. Tắc ruột là tình trạng các chất trong ruột bị ứ đọng lại một chỗ, không di chuyển và đào thải ra ngoài, hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất cứ khu vực nào của ruột từ ruột non tới ruột già. Khi bị tắc ruột, người bệnh sẽ có những biểu hiện như:

Hình ảnh quá trình phẫu thuật bệnh nhân bị tắc ruột ở người cao tuổi. Ảnh: BVCC
- Đau vùng bụng: Đau quặn từng cơn, cơn đau ban đầu nhẹ và chỉ bị ở một vùng, sau đó lan rộng khắp bụng
- Nôn ói: Lúc đầu nôn ra thức ăn hoặc dịch tiêu hóa, sau đó sẽ nôn ra dịch có màu đen
- Chán ăn: Có cảm giác đầy hơi, bụng trướng căng gây chán ăn
- Dấu hiệu quai ruột nổi: Trên thành bụng có thể quan sát thấy những khối phồng nổi rõ. Khi dùng tay sờ vào, sẽ cảm nhận được một đoạn ruột căng cứng và đau.
- Táo bón, không thể xì hơi.
- Triệu chứng toàn thân: Do nôn nhiều, người bệnh bị mất nước nặng, biểu hiện bằng: khát nước liên tục, môi khô, da nhăn, tiểu ít, trường hợp nặng hơn còn có dấu hiệu sốc do giảm khối lượng tuần hoàn.
Cần làm gì khi có dấu hiệu bị tắc ruột?
Tắc ruột nếu không được phát hiện và điều trị nhanh chóng có thể gây ra hoại tử ruột. Vì vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ như trên, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa Ngoại tổng quát để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Tuyệt đối không nên chủ quan, tự ý điều trị tại nhà bằng các loại thuốc giảm đau sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

GĐXH - Bệnh nhân phát hiện 2 thể ung thư tuyến giáp từ chối phẫu thuật để tim các phương pháp dân gian, sử dụng sử dụng thảo dược, ăn kiêng... Sau đó, bác sĩ đã phải quyết định cắt toàn bộ tuyến giáp.

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim được đưa vào cấp cứu trong tình trạng đau thượng vị kèm nặng tức ngực trái lan ra tay trái, nặng mỏi tay trái, vã mồ hôi, khó thở...

GĐXH - Không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, nữ sinh 18 tuổi bất ngờ được phát hiện khối u tuyến thượng thận kích thước lớn trong 1 lần khám sức khỏe định kỳ.