Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham thực hiện, công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, ngày 12/9. Nhóm chuyên gia phát hiện ra rằng thời gian ăn uống cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của mỗi người.

Nghiên cứu thực hiện trên 19 tình nguyện viên, 12 nam và 7 nữ. Tiến sĩ Frank Scheer, giám đốc Chương trình Sinh học Y tế tại Bệnh viện Phụ nữ cùng các đồng nghiệp để họ sinh hoạt trong môi trường "4 ngày giả định", mỗi "ngày" kéo dài 28 giờ. Thời gian ngày và đêm được phân chia bằng điều kiện ánh sáng nhân tạo.

Người tham gia được chỉ định ngẫu nhiên vào hai nhóm tính giờ ăn: nhóm chỉ ăn vào ban ngày và nhóm ăn cả ngày lẫn đêm (đây là kiểu sinh hoạt điển hình của những người làm việc theo ca). Sau đó, các chuyên gia sẽ đánh giá tâm trạng của các tình nguyện viên.

-5998-1663571467.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=NqEZCkjxY4Y4kCdXkZMB4Q

Người có thói quen ăn đêm có tỷ lệ trầm cảm cao hơn. Ảnh: Freepik

Ở ngày thứ 4, mức độ trầm cảm của những người thuộc nhóm ăn cả ngày lẫn đêm đã tăng 26%, mức độ lo âu tăng 16% so với ban đầu. Ngược lại, nhóm sinh hoạt điều độ không có sự thay đổi nào. Những tình nguyện viên bị lệch nhịp sinh học cũng dễ bị trầm cảm và lo âu hơn.

"Giờ ăn là khía cạnh quan trọng của chế độ dinh dưỡng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Chúng ta vẫn cần kiểm tra xem thời điểm ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần hay không, cần thực hiện thêm các nghiên cứu trong tương lai nhằm xác định điều này", tiến sĩ Sarah Chellappa, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Theo tiến sĩ Scheer, nghiên cứu mới cung cấp bằng chứng về thời điểm ăn uống hợp lý. Đây cũng được coi là cách để giảm thiểu khả năng tổn thương tâm lý ở những người thường xuyên bị lệch nhịp sinh học, chẳng hạn người làm việc theo ca hoặc thường xuyên phải di chuyển giữa các quốc gia.

Thực tế, lao động làm việc theo ca chiếm tới 20% lực lượng lao động của các nước công nghiệp, trực tiếp chịu trách nhiệm cho nhiều dịch vụ như bệnh viện, nhà máy và các ngành nghề thiết yếu khác. Họ thường bị lệch nhịp đồng hồ sinh học trung tâm trong não và các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn chu kỳ ngủ, thức và ăn uống. Bên cạnh đó, họ cũng có nguy cơ trầm cảm và lo lắng cao hơn từ 25 đến 40%.

Thục Linh (Theo Eurek Alert)

VnExpress đang tổ chức chương trình chia sẻ kinh nghiệm với chủ đề "Trầm cảm tuổi vị thành niên" trên nền tảng eBox. Chương trình giúp các bậc phụ huynh và nhà làm giáo dục lắng nghe kinh nghiệm, chia sẻ từ 3 diễn giả TS Đặng Hoàng Giang, Viện trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa và Nguyễn Lâm Thảo Tâm đại diện cho tiếng nói của người trẻ. Độc giả quan tâm có thể tìm hiệu tại đây.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022