do-duong-huyet-cho-nguoi-mac-benh-tieu-duong-1743733219000390119805-0-183-1366-2369-crop-1743733454006677209481.jpgĐo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng nhẹ?

Người bệnh tiểu đường nếu đo đường huyết tăng kèm các dấu hiệu như mệt mỏi, nôn ói, đau bụng, tim đập nhanh, hơi thở có mùi trái cây, khó tập trung... Đây có thể là những dấu hiệu bệnh đang nặng lên. Lúc này bạn cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trường hợp các triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện cách xử trí tăng đường huyết sau:

do-duong-huyet-o-nguoi-benh-tieu-duong7-17437627011801220091877.jpg

Ảnh minh họa

Bạn hãy uống nhiều nước hơn. Nước có thể giúp loại bỏ lượng đường thừa trong máu của bạn thông qua nước tiểu, và giúp bạn tránh bị mất nước.

Dùng thuốc theo chỉ định. Bạn nên uống thuốc theo đơn thuốc đã kê của bác sĩ. Không nên tự ý thay đổi khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ.

Thay đổi thói quen ăn uống của bạn. Bạn nên giảm các thức ăn ngọt, nhiều đường, nhiều tinh bột. Nếu cần, bạn nên đi khám để nhờ bác sĩ điều chỉnh lại thực đơn.

Tập thể dục. Vận động nhiều có thể giúp bạn giảm lượng đường trong máu. Nhưng trong điều kiện nhất định, nó có thể làm cho lượng đường trong máu trở nên cao hơn. Hãy hỏi bác sĩ điều trị về các bài tập phù hợp với bạn.

Nên đi tái khám sớm để được bác sĩ đánh giá và điều chỉnh liều thuốc.

Cách phòng ngừa tăng đường huyết cho người bệnh tiểu đường

do-duong-huyet-cho-nguoi-benh-tieu-duong-1743762772600908970432.jpg

Ảnh minh họa

- Hãy tuân thủ chế độ dinh dưỡng khuyến cáo cho người bệnh tiểu đường, cần nắm rõ người tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì.

- Dùng thuốc theo đúng chỉ định, hiểu rõ về liều dùng, thời gian dùng và cách dùng.

- Theo dõi đường huyết thường xuyên. Bạn cần kiểm tra và ghi lại mức độ đường trong máu thường xuyên. Điều này giúp đảm bảo rằng mức độ đường trong máu vẫn đang bám sát mục tiêu điều trị và cũng giúp bạn sớm có cách xử trí tăng đường huyết (nếu có). 

- Hạn chế uống rượu bia và dùng các chất kích thích. Nói không với hút thuốc lá.

- Lên kế hoạch giảm cân nếu thừa cân.

dieu-chinh-duong-huyet-khi-bi-tieu-duong-17436433408641244479908-54-0-854-1280-crop-1743644114953965783681.jpgNgười phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

do-duong-huyet-cho-nguoi-benh-tieu-duong1-1743567161017528215690-0-0-500-800-crop-1743567248361864804356.jpgĐo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

do-duong-huyet-cho-nguoi-benh-tieu-duong-1743497857366445639341-0-0-327-523-crop-17434979892551338058585.jpgĐo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022