GĐXH - Quả lê có thể chế biến thành nhiều món ngon độc đáo như lê nướng, lê làm salad, lê bỏ lò, lê kẹp bánh mì... Nhưng ít người biết đến công dụng tuyệt vời của nó với sức khỏe.
Hoa cúc là loại hoa phổ biến thứ 2 trên thế giới. Thông thường, hoa cúc dùng để pha trà là giống hoa cúc vàng và hoa cúc trắng loại nhỏ.
Trong tiết trời thu đông se lạnh, một tách trà hoa cúc pha cùng mật ong ấm nóng luôn là lựa chọn tuyệt vời. Đây không chỉ là một thức uống ngon, trà hoa cúc mật ong còn được xem như là một vị thuốc chữa bệnh.
Ảnh minh họa
SKĐS đưa tin, Giáo sư Dương Trọng Hiếu – một trong những chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền Việt Nam cho biết: “Hoa cúc có tính mát, vị hơi đắng, đi vào kinh phế, kinh can. Mà theo quan niệm của Đông y, thì kinh can liên quan đến các bệnh lý như: đau đầu, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ,….”.
Hoa cúc thường được dùng để chữa các chứng do phong nhiệt như chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đinh nhọt, sang lở. Hơn thế, hoa cúc còn giúp chữa đau dạ dày, giải độc, ngừa tế bào ung thư, mất ngủ,...
Nhiều người sử dụng trà hoa cúc hàng ngày vì những tác dụng rất tốt của nó cho sức khỏe như giải độc, làm đẹp, ngăn tế bào ung thư.
Nghiên cứu mới tại Mỹ phát hiện hóa chất tự nhiên apigenin có trong trà hoa cúc có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng và khiến chúng nhạy cảm hơn với thuốc trị ung thư. Trà hoa cúc cũng đặc biệt hữu ích với những người làm việc văn phòng, ngồi máy tính nhiều, ít di chuyển, ăn uống không đủ chất.
5 công dụng tuyệt vời của trà hoa cúc mật ong
Ảnh minh họa
Chống cảm cúm
Trà hoa cúc mật ong có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do đó có thể bảo vệ bạn tránh ảnh hưởng các vấn đề liên quan đến sức khỏe thậm chí là cảm cúm thông thường.
Trị chứng mất ngủ
Khó ngủ và thường xuyên mất ngủ là triệu chứng thường thấy nhất ở người dễ dẫn đến tình trạng stress. Uống một cốc trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ giúp đầu óc được thư giãn, giảm bớt căng thẳng, dễ dàng có được một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Tốt cho làn da
Với tính giải nhiệt của hoa cúc giúp chống viêm cho da khô, da đầu bong tróc. Đặc biệt khi thêm trà hoa cúc vào nước tắm có thể làm giảm đau nhức và điều trị bệnh ban đỏ thường gặp phải.
Cải thiện thị lực
Nếu bạn hay bị khô, đau mắt do thường xuyên tiếp xúc với máy tính và làm việc trong thời gian dài, thì trà hoa cúc mật ong chính là sự lựa chọn tuyệt vời giúp bạn bảo vệ tốt cho sức khỏe của đôi mắt.
Chứa chất chống oxy hóa
Trà hoa cúc mật ong là nguồn dồi dào chất chống oxy hóa để chống lại các chứng viêm, bệnh mãn tính. Ngoài ra còn làm chậm quá trình lão hóa và giảm các dấu hiệu của lão hóa da.
Trà hoa cúc mật ong uống bao nhiêu là đủ?
Ảnh minh họa
Nhiều người có thói quen sử dụng trà hoa cúc để uống thay nước trong ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chỉ nên sử dụng tối đa 3 tách trà hoa cúc một ngày. Nên dùng 30g hoa cúc pha với 2 lít nước để dùng trong ngày.
Vì hoa cúc có tính mát, tác dụng thanh nhiệt nên người hay lạnh bụng, tiêu chảy, hạ huyết áp, người dị ứng với hoa cúc thì không nên dùng.
Chưa có bằng chứng nào chứng minh trà hoa cúc gây ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại trà này.
Lưu ý: Không nên uống trà hoa cúc mật ong khi đói, điều này sẽ gây cản trở tiêu hóa, loãng axit dạ dày, gây khó chịu, hoa mắt, thậm chí dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày,...
Các pha trà hoa cúc mật ong đơn giản nhất
Chế biến trà hoa cúc khá đơn giản. Bỏ 1 thìa bột hoa cúc khô vào cốc nước nóng. Khuấy lên 20-30 giây trước khi sử dụng bộ lọc để loại bỏ cặn. Để tăng hương vị của trà thảo dược này, bạn có thể cho thêm 1-2 thìa mật ong.
GĐXH - Mật ong có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, còn sữa chứa nhiều protein, canxi, axit lactic và khoáng chất. Khi kết hợp với nhau, chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp.
GĐXH - Nghệ với mật ong được chứng minh là hai thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.
GĐXH - Mật ong kết hợp với tỏi là bài thuốc hữu hiệu để hỗ trợ điều trị các vấn đề về hô hấp, ho, cảm lạnh, nhiễm trùng da, các bệnh lý tim mạch, đau răng, viêm khớp.