Tại sao thời tiết lạnh lại dễ bị ốm?

Một số yếu tố nguy cơ khiến mùa đông cơ thể dễ bị ốm như:

- Mức vitamin D của cơ thể có thể giảm: Mức vitamin D có xu hướng giảm trong những tháng mùa đông vì ít ánh sáng mặt trời. Vitamin D hỗ trợ hệ thống miễn dịch tổng thể để chống với cái lạnh. Thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh hơn.

- Nhiệt độ thấp, không khí khô: Vào những tháng lạnh hơn, nhiệt độ thường khô hơn kết hợp với các thiết bị làm tăng nhiệt độ trong nhà, càng làm khô không khí. Điều này có thể gây kích ứng đường mũi, khiến virus dễ xâm nhập vào cơ thể.

photo-1733233322942-17332333254171380436123-1733387764487-17333877646282062943991.jpeg

Mùa đông cơ thể dễ bị cảm lạnh (ốm).

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số loại virus gây cảm lạnh và cúm có thể sống sót dễ dàng hơn trong điều kiện lạnh, khô với ít ánh sáng mặt trời. Các giọt chứa virus cúm (ví dụ, từ ho và hắt hơi) cũng có thể tồn tại trong không khí lâu hơn nếu khô.

- Hệ thống miễn dịch suy giảm: Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Một số nghiên cứu cho thấy, điều kiện lạnh và khô của mùa đông có thể khiến hệ thống miễn dịch khó chống lại virus hơn.

Mũi và đường hô hấp được lót bằng chất nhầy và các cấu trúc nhỏ giống như sợi lông gọi là lông mao, hoạt động như một rào cản bằng cách bẫy các loại virus mà bạn hít vào và đẩy chúng ra khỏi đường hô hấp.

Chất nhầy cũng chứa các chất kháng khuẩn giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tật. Hít thở không khí lạnh, khô trong những tháng mùa đông có thể ảnh hưởng đến chất nhầy và lông mao lót mũi và họng, khiến chúng kém hiệu quả hơn.

Vì vậy, nếu bạn tiếp xúc với virus trong những tháng mùa đông, cơ chế phòng vệ của cơ thể có thể không đủ tốt để chống lại virus nếu bạn bị lạnh. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta già đi, hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu đi theo tuổi tác.

- Dành nhiều thời gian bên nhau hơn trong nhà : Khi trời lạnh bên ngoài, chúng ta thường xuyên ở trong nhà hơn. Việc tiếp xúc gần với nhau trong những tháng mùa đông khiến cho virus có thể lây lan dễ dàng hơn từ người sang người.

Virus có thể di chuyển trong không khí dưới dạng các giọt bắn khi một người hắt hơi hoặc ho. Virus có thể lây lan qua tay hoặc có thể sống trên các bề mặt bị ô nhiễm như tay nắm cửa. Điều này có nghĩa là những không gian đông đúc hoặc kín, chẳng hạn như phương tiện giao thông công cộng, trường học và nơi làm việc là nơi sinh sản hoàn hảo của virus...

20230214vitamin-d-co-tac-dung-gi-1-17332338578621376816533-1733387765192-1733387765279187014938.jpg

Trong những tháng mùa đông nên bổ sung vitamin D có trong cá béo, trứng, thịt và ngũ cốc...

Mẹo để giữ sức khỏe trong mùa đông không bị ốm

Một số điều bạn có thể làm để giúp bản thân khỏe mạnh trong những tháng mùa đông:

  • Thực hành vệ sinh tốt

Bạn có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, virus trong mùa đông bằng cách thực hành vệ sinh tốt. Khi ho, hắt hơi có ý thức che miệng bằng tay hoặc khăn giấy và bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay lập tức.

Rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch, thường xuyên khử trùng bề mặt; nếu tay mang theo vi khuẩn, tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng cho đến khi bạn đã rửa tay sạch sẽ…

  • Tiêm vaccine

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc cúm và COVID-19... nếu tiêm vaccine phòng ngừa. Đối với vaccine cúm nên tiêm phòng hàng năm, vì vaccine này thay đổi để phù hợp với loại (chủng) virus cúm chiếm ưu thế trong năm đó.

  • Thực hành thói quen lành mạnh

Sống một lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch tốt, giúp chống lại bất kỳ vi trùng nào bạn có thể tiếp xúc. Cố gắng ăn một chế độ ăn uống lành mạnh , ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc.

  • Cân nhắc bổ sung vitamin D

Cơ thể sản xuất hầu hết vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Vitamin D cũng có trong cá béo, trứng, thịt và ngũ cốc ăn sáng tăng cường. Trong những tháng mùa đông, việc thiếu ánh sáng mặt trời khiến cơ thể khó tạo ra lượng vitamin D cần thiết. Việc không nhận đủ vitamin D có thể khiến hệ thống miễn dịch của bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.

Do đó, trong những tháng mùa đông có thể cân nhắc bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022