Trong cuộc sống hàng ngày, một số người thường cảm thấy lo lắng vì cảm giác khó chịu về thể chất. Một số khác lại muốn tìm kiếm sự giải thích và lời khuyên từ chuyên gia về tình trạng sức khỏe. Vì thế, họ thường giữ thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện.

Đây là một thói quen rất tốt cho sức khỏe, nhưng có một vấn đề chung: hầu hết mọi người không hiểu số liệu trong báo cáo khám sức khỏe mà họ nhận được. Họ biết rất ít về những chỉ số nào có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Vì thế, tuy cầm báo cáo trên tay, những thông tin sức khỏe quý giá lại không thể tiếp cận tới mỗi người. Họ chỉ có thể nhận ra tình trạng của mình khi được bác sĩ thông báo.

Để thay đổi tình trạng này, tờ Sohu (Trung Quốc) đã chỉ ra, có 4 chỉ số quan trọng, dễ đọc hiểu, thường nằm ngay trong báo cáo khám sức khỏe định kỳ mà mọi người đều nên biết.

Đầu tiên, chỉ số huyết áp

Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Theo phân độ tăng huyết áp, huyết áp tối ưu ở người trưởng thành được xác định là có huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. Nói cách khác, chỉ số huyết áp nhỏ hơn 120/80 mmHg là huyết áp tối ưu. Tuy nhiên, theo WHO trạng thái có lợi nhất cho tim mạch đó là mức huyết áp tâm thu thấp hơn 105 mmHg và mức huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg. Huyết áp bình thường được xác định khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 130 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 85mmHg.

photo-1712982714657-1712982714834695775128-1712993013396-17129930135582125096175.png

Khi huyết áp nằm trong phạm vi bình thường, điều đó có nghĩa là tim và mạch máu của chúng ta đang hoạt động trong tình trạng tốt và tránh xa các mối đe dọa tiềm ẩn như huyết áp cao và bệnh tim.

  • avatar1712922101512-1712922101885198496431-0-0-750-1200-crop-17129221666811028564469.jpg

    Người đàn ông bất ngờ phát hiện mắc ung thư giai đoạn cuối, hối hận vì làm điều này 3 - 4 lần/tuần

Thứ hai, lượng đường trong máu

Sự ổn định của lượng đường trong máu là một dấu hiệu quan trọng cho thấy sức khỏe của hệ thống chuyển hóa. Sự thiếu hụt hay dư thừa glucose đều gây ra nhiều vấn đề lớn cho sức khỏe: tăng đường huyết, hạ đường huyết, biến chứng lên thận, mắt, tim, mạch...

Khi giá trị lượng đường trong máu trên báo cáo khám sức khỏe vẫn nằm trong phạm vi hợp lý, điều đó có nghĩa là cơ thể chúng ta có thể điều chỉnh lượng đường trong máu một cách hiệu quả và tránh xa nhiều nguy cơ bệnh tật.

Thứ ba, lipid máu

Mỡ máu (Lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính (Triglyceride). Cơ thể cần một lượng chất béo nhất định để hoạt động bình thường. Lipid máu được tính bằng miligam trên decilit (mg/dL).

Phạm vi cho tổng lượng cholesterol ở người lớn ở mức bình thường là dưới 200 mg/dL; giới hạn cao là từ 200 – 239 mg/dL; cao là ≥240 mg/dL. Lipid máu quá mức không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn có thể gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe.

Vì vậy, khi các chỉ số lipid máu ổn định ở mức bình thường, chúng ta có thể yên tâm "cộng điểm" cho sức khỏe của mình.

Thứ tư, transaminase

Transaminase là chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe của gan, cơ quan trao đổi chất quan trọng nhất trong cơ thể. Tăng men gan xảy ra khi tế bào gan bị tổn thương, đặc biệt là tăng các men transaminase trong máu là hiện tượng gián tiếp cho biết đang có quá trình viêm và hoại tử tế bào gan. Ngoài ra, các loại men khác như γ-glutamyl transferase (γGT) và phosphatase kiềm lại liên quan đến tình trạng bất thường về bài tiết ở gan.

photo-1712982715723-17129827158381409601754-1712993014731-1712993014955173428186.png

Vì vậy, nếu khám sức khỏe cho thấy lượng transaminase tăng cao thì bạn phải chú ý và không nên coi thường. Nếu gan bị tổn thương không chỉ quá trình trao đổi chất bình thường bị ảnh hưởng mà chức năng đông máu, giải độc cũng bị ảnh hưởng.

Tại sao nhiều người cao tuổi không thích đi khám sức khỏe?

Nhiều người lớn tuổi có thái độ tiêu cực đối với việc khám sức khỏe và thường chọn cách trốn tránh hoặc trì hoãn. Có nhiều yếu tố tác động đằng sau hiện tượng này, phản ánh nền tảng tâm lý và xã hội riêng biệt của người lớn tuổi.

Trước hết, họ thường quan ngại về chi phí y tế do thói quen sống lâu năm và quan niệm tiết kiệm. Theo quan điểm của họ, việc khám sức khỏe có thể mang lại gánh nặng tài chính không cần thiết, đặc biệt là ngày nay khi chi phí y tế ngày càng tăng. Nỗi lo lắng này khiến họ thường chọn cách tránh khám sức khỏe để giảm bớt áp lực tài chính.

Thứ hai, một số người cao tuổi sợ kết quả khám sức khỏe. Khi tuổi tác tăng lên, các chức năng khác nhau của cơ thể con người dần suy giảm và các bệnh mãn tính khác nhau cũng âm thầm tấn công. Nhiều người lớn tuổi lo lắng rằng việc khám sức khỏe sẽ tiết lộ những vấn đề trong cơ thể khiến họ cảm thấy bất lực và chán nản. Vì vậy, họ thà ở trong trạng thái "không biết" còn hơn phải đối mặt với những thực tế không như ý.

photo-1712982716404-1712982716557132391229-1712993015553-17129930157861383136866.png

Ngoài ra, một số người cao tuổi còn cảm thấy không thoải mái với quá trình khám sức khỏe. Khi tuổi tác tăng lên, các chức năng thể chất của người cao tuổi dần suy giảm và khả năng chịu đựng một số cuộc kiểm tra y tế cũng giảm theo. Ví dụ, một số người cao tuổi có thể không chịu được việc đứng trong thời gian dài hoặc chờ đợi khi bụng đói. Một số xét nghiệm y tế có thể khiến họ khó chịu hoặc đau đớn về thể chất. Sự khó chịu này khiến họ luôn từ chối việc kiểm tra thể chất.

Khi hiểu được nguyên nhân đằng sau thái độ này, gia đình và người thân nên từ từ tiếp cận, động viên và kiên trì đưa người lớn tuổi tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, giúp giảm sự khó chịu, đồng hành cùng họ để vượt qua những khó chịu tuổi già.

*Nguồn: Sohu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022