Mới 28 tuổi đã suy thận vì 1 thức uống giới trẻ đều mê
Những năm gần đây, bệnh nhân suy thận ngày càng trẻ hóa. Đáng chú ý, nguyên nhân dẫn đến suy thận thường xuất phát từ những thói quen xấu hàng ngày của giới trẻ.
P.T.Y. (SN 1996, TP.HCM) có thói quen uống trà sữa lề đường từ khi còn là học sinh cấp 3. Mỗi ngày Y. uống khoảng 2-3 ly, có ngày còn uống trà sữa thay cơm.
Hơn một năm trước, Y. vào Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong tình trạng phù toàn thân, khó thở, chức năng thận giảm thấp... cùng nhiều biểu hiện các biến chứng của suy thận mạn phải chạy thận cấp cứu.
(Hình minh họa).
Các bác sĩ theo dõi và xác định Y. bị tổn thương thận cấp tính, nghi ngờ do độc chất, chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn 5. Chị cũng phải đối mặt với các biến chứng khác như tăng huyết áp và thiếu máu.
Sau hơn 3 tháng theo dõi và điều trị, không có dấu hiệu cải thiện trong chức năng thận của Y., cô được chẩn đoán mắc bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Hiện tại, Y. đang tiếp tục chạy thận định kỳ để duy trì sức khỏe.
Đồ uống ngọt gây hại cho thận như thế nào?
Theo các bác sĩ, chức năng cơ bản của thận là lọc các chất thải từ máu và sản xuất nước tiểu. Chúng cũng giúp ổn định huyết áp bằng cách giải phóng hormone và kiểm soát việc sản xuất hồng cầu.
Nếu thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng đường cao như trà sữa có thể gây căng thẳng cho thận. Lượng đường cao làm tăng huyết áp, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc và bài tiết lượng glucose dư thừa ra khỏi máu.
Theo chuyên gia tư vấn về thận - Tiến sĩ Kamlesh Parikh (Bệnh viện Đa khoa Bhailal Amin, Ấn Độ): "Khối lượng công việc tăng do xử lý đồ ngọt có thể dẫn đến tổn thương thận. Nếu không được kiểm soát, nó sẽ dẫn tới protein niệu, bệnh thận mãn tính và cuối cùng là ESRD (suy thận giai đoạn cuối).
Do đó, duy trì chế độ ăn uống cân bằng ít đường là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe thận, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc dễ mắc các vấn đề về thận".
Ngoài ra, lượng đường cao có thể góp phần gây ra các tình trạng như tiểu đường và béo phì, cả hai đều là yếu tố nguy cơ mắc bệnh thận. Hơn nữa, đường huyết tăng liên tục có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ trong thận theo thời gian, dẫn đến tổn thương hoặc suy thận.
Một nghiên cứu năm 2023, được công bố trên Frontiers in Nutrition, cho thấy có mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều đường và bệnh sỏi thận.
5 thói quen của người trẻ có thể dẫn đến tình trạng suy thận
Gan rất ‘thích’ 7 loại nước này: Chăm uống giúp gan luôn khỏe mạnh, đào thải độc tố tốt hơn
1. Lạm dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm giảm đau nhức, nhưng lạm dụng chúng có thể gây hại cho thận của bạn, đặc biệt nếu bạn đã mắc bệnh thận. Nếu bạn bị đau dai dẳng và cần nhiều hơn lượng thuốc giảm đau không kê đơn, hãy hỏi bác sĩ về các lựa chọn khác để kiểm soát cơn đau nhức.
2. Lượng muối cao
Lạm dụng muối có thể làm tăng huyết áp, từ đó gây hại cho thận của bạn. Hãy cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn uống bằng cách nêm các loại thảo mộc thay vì muối.
3. Uống ít nước
Việc uống đủ nước cho phép thận loại bỏ natri và chất độc khỏi cơ thể, từ đó giúp bạn phòng tránh sỏi thận. Ngược lại, uống thiếu nước có thể cản trở quá trình đó.
4. Thiếu ngủ
Có được một giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn, đặc biệt là sức khỏe thận. Chức năng thận được điều hòa bởi chu kỳ ngủ-thức, giúp điều phối khối lượng công việc của thận trong 24 giờ.
5. Ăn quá nhiều thịt
Protein động vật tạo ra lượng axit cao trong máu. Ăn quá nhiều thịt có thể gây hại cho thận và gây nhiễm toan ống thận.
Tuy vậy, protein vẫn cần thiết cho sự tăng trưởng, duy trì và sửa chữa tất cả các bộ phận của cơ thể. Vì thế bạn hãy đảm bảo có chế độ ăn uống cân bằng với trái cây và rau xanh.