Nhiều loại thuốc được bày bán công khai trên các sàn thương mại điện tử nhưng không có hoá đơn, nguồn gốc rõ ràng. Theo ông, đây có phải là thuốc giả và làm thế nào để kiểm soát?

Theo quy định của pháp luật, khái niệm “thuốc” đã được định nghĩa rất rõ ràng. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều sản phẩm như thực phẩm chức năng, dược liệu, thậm chí mĩ phẩm, lại được các đơn vị kinh doanh thổi phồng công dụng như thuốc điều trị. Điều này khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn.

Những sản phẩm không có hóa đơn, chứng từ, không được cấp giấy phép lưu hành mà vẫn gắn mác là thuốc, được bán trôi nổi trên mạng hay các sàn thương mại điện tử về bản chất, đó là thuốc giả. Nhiều vụ việc gần đây đều cho thấy: các đối tượng sản xuất, phân phối thuốc giả thường hoạt động bất hợp pháp, không có giấy phép kinh doanh dược, chủ yếu lợi dụng môi trường mạng hoặc đường tiểu ngạch để đưa thuốc vào thị trường.

  • 819d3456-c23c-4286-ae98-c24a5bec58ad-796-2441-1748335080675-17483350807841622157115-0-0-403-645-crop-1748335099903925807326.jpg

    Cục An toàn thực phẩm yêu cầu Lazada, Shopee gỡ hàng loạt sản phẩm chức năng chưa được cấp phép

  • ava-73-1748331487516427600636.jpg

    2 bộ phận thường xuyên bị đau là dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn cuối, phòng Covid-19 càng nên ăn 5 món để nuôi dưỡng, làm sạch phổi

Gần đây nhất, vụ việc phát hiện thuốc giả tại Thanh Hoá thu hút nhiều sự chú ý. Ông có thể chia sẻ thêm về quá trình phát hiện và xử lí?

Năm 2024, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc tỉnh Thanh Hóa phát hiện một số quầy thuốc bán sản phẩm nghi là thuốc giả. Sau khi lấy mẫu và phân tích, kết quả khẳng định đây là thuốc không đạt chất lượng, thậm chí không có hoạt chất như công bố.

Ngay sau đó, Cục Quản lí Dược đã phát đi công văn khẩn tới tất cả các Sở y tế để cảnh báo người dân, đồng thời chỉ đạo Sở Y tế Thanh Hoá phối hợp với Công an tỉnh điều tra nguồn gốc. Nhờ thông tin cung cấp từ Sở Y tế, lực lượng công an đã lập chuyên án, triệt phá thành công đường dây sản xuất thuốc giả với số lượng lớn, gồm cả thuốc giả mạo thuốc đã được cấp phép lẫn thuốc mang tên “tự nghĩ ra”, gắn mác nhà sản xuất nước ngoài không có thực.

Việc xác định đâu là thuốc giả hiện nay có khó khăn gì không, nhất là ở cấp địa phương?

Thủ đoạn làm thuốc giả hiện nay không hẳn tinh vi, nhưng lại đánh vào kẽ hở quản lí và tâm lí chủ quan của người tiêu dùng. Trong vụ Thanh Hoá, có 4 sản phẩm giả mạo thuốc đã được cấp phép lưu hành, nhưng chỉ cần so sánh với thông tin do Bộ Y tế công bố, các cơ sở kinh doanh có thể nhận diện được sự bất thường.

Ngoài ra, còn 16 sản phẩm do các đối tượng tự bịa ra tên, tạo dựng hình ảnh nhà sản xuất để đánh lừa người tiêu dùng. Với một chút kinh nghiệm trong ngành, hoàn toàn có thể nhận biết đây là hàng giả, hàng không hợp pháp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều quầy thuốc, nhất là nhỏ lẻ, vẫn dễ dàng nhập hàng không có hoá đơn chứng từ. Phát hiện thuốc giả không khó, nhưng cần đồng bộ hậu kiểm và xử lí.

hung-2049-8058-1748340220156-1748340227387295932689.jpg

TS Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lí Dược (Bộ Y tế).

Công tác hậu kiểm hiện nay đang gặp khó khăn gì, thưa ông? Liệu hệ thống kiểm nghiệm thuốc đã đủ sức phát hiện sớm thuốc giả chưa?

Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng hệ thống kiểm nghiệm nhà nước dù là lực lượng nòng cốt, nhưng vẫn còn hạn chế về nguồn lực và nhân sự. Chúng ta hiện có 3 viện kiểm nghiệm cấp trung ương và 62 trung tâm kiểm nghiệm tại các tỉnh, thành. Hằng năm, toàn hệ thống lấy khoảng 40.000 mẫu thuốc để kiểm tra, phát hiện hàng trăm mẫu không đạt chất lượng và hàng chục mẫu thuốc giả.

Tuy nhiên, với tốc độ lưu thông và giao dịch thuốc như hiện nay, con số này còn rất khiêm tốn. Vì vậy, chúng tôi đang chỉ đạo các sở y tế tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở nhỏ lẻ, đặc biệt là kiểm tra chặt chẽ đầu vào, tức 100% thuốc nhập về các nhà thuốc phải có giấy đăng kí và hoá đơn chứng từ đầy đủ. Cũng rất cần sự tham gia của người dân. Nếu người dân chủ động phát hiện, báo tin, thì công tác hậu kiểm sẽ hiệu quả hơn nhiều. Bộ Y tế đang chuẩn bị phát động phong trào toàn dân tố giác hành vi buôn bán thuốc giả, thực phẩm chức năng, mĩ phẩm không đảm bảo chất lượng.

Gần đây, nhiều ý kiến lo ngại mĩ phẩm giả có thể trở thành “điểm nóng” tiếp theo sau thực phẩm chức năng. Ông đánh giá thế nào về thực trạng này?

Lo ngại đó là có cơ sở. Mĩ phẩm hiện được quản lí theo cơ chế công bố, tức chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Mĩ phẩm nhập khẩu do Cục Quản lí Dược tiếp nhận hồ sơ, còn mĩ phẩm trong nước do các Sở y tế thụ lí. Hồ sơ công bố rất đơn giản, chỉ có mẫu phiếu công bố theo quy định, thời gian giải quyết chỉ 5 ngày.

Trong khi đó, điều đáng nói là sản xuất mĩ phẩm là ngành có điều kiện, nhưng kinh doanh mĩ phẩm lại không phải là ngành có điều kiện. Nghĩa là, một đơn vị chỉ cần đăng kí là có thể kinh doanh, không cần chứng minh năng lực hay điều kiện bảo quản sản phẩm. Đây là kẽ hở rất lớn.

Với nguồn lực hậu kiểm hạn chế, chúng ta không thể kiểm tra toàn bộ thị trường. Việc lấy mẫu mĩ phẩm cũng rất khó khăn. Có trường hợp đoàn kiểm tra đến nơi thì cửa hàng đóng cửa, không bán, không hợp tác lấy mẫu. Dù vậy, mỗi năm ngành y tế vẫn lấy khoảng 3.000 mẫu mĩ phẩm để kiểm nghiệm và đã phát hiện không ít trường hợp vi phạm chất lượng. Với các mẫu này, chúng tôi đều ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu huỷ.

img-2886-5160-5332-1748340228501-17483402285891373405415.jpg

Thuốc giả bị cơ quan chức năng thu giữ.

Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ có giải pháp gì để quản lí tốt hơn mặt hàng mĩ phẩm và thuốc trên thị trường?

Chúng tôi đang xây dựng , tham mưu trình Chính phủ ban hành nghị định riêng về quản lí mĩ phẩm, thay vì chỉ dựa vào một nghị định và một thông tư như hiện tại. Nghị định mới sẽ quản lí toàn diện từ sản xuất, kinh doanh đến hậu kiểm, nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

Với thuốc, ngoài việc kiểm tra chặt chẽ các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, chúng tôi cũng đề xuất các cơ chế phối hợp liên ngành - y tế, công an, hải quan, quản lí thị trường… để tăng hiệu quả giám sát. Đồng thời, cần cơ chế phối hợp chặt chẽ với các sàn thương mại điện tử, ngăn chặn từ gốc việc rao bán sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Cảm ơn ông!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022