Giáo sư Ding Xuejia từ Đại học Công nghệ Hóa học Bắc Kinh (Trung Quốc) cảnh báo, không ít dụng cụ ăn uống hàng ngày tưởng rằng vô hại thật ra lại ẩn chứa mối nguy sức khỏe khủng khiếp: Chất hóa dẻo - phthalate. Trong đó, đặc biệt nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến ở dụng cụ ăn uống là DEHP.

3 dụng cụ ăn uống quen thuộc dễ gây nhiễm chất hóa dẻo

Theo Giáo sư Ding, trong một số dụng cụ ăn uống, người ta thường sử dụng các chất hóa dẻo như DEHP, DIBP, DBP, BBP… để tăng độ dẻo dai. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, dầu mỡ hoặc axit, các chất này có thể giải phóng ra môi trường, ngấm vào thực phẩm và đi vào cơ thể, gây hại sức khỏe. Trong đó có 3 loại dụng cụ ăn uống được Giáo sư Ding đưa “cảnh báo đỏ” như:

Cốc, đũa thìa nhựa dùng một lần

2a-1746111742272946061022-1746151976571-1746151976764366708890.jpg

Ảnh minh họa

Cốc nhựa hay đũa thìa giá rẻ thường dùng 1 lần để đựng đồ ăn/đồ uống mang đi cũng chứa DEHP. Khi gặp chất lỏng nóng, chúng sẽ nhanh chóng phân hủy, giải phóng DEHP vào đồ uống. Việc sử dụng những loại cốc nhựa này không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn gây ra mối nguy hiểm tiềm ẩn cho cơ thể khi sử dụng lâu dài.

  • 9-nguoi-mac-ut-1746094686874481907932-0-0-500-800-crop-17460985789261639722115.jpg

    9 người trong 1 nhà bị ung thư, người đàn ông lo lắng hỏi bác sĩ "liệu bọn trẻ có thoát được bệnh hay không?"

Cốc giấy tráng PE hoặc nhựa chống thấm

Cốc giấy dùng một lần thường được tráng một lớp nhựa polyethylene (PE) hoặc nhựa chống thấm khác để đảm bảo không bị rò rỉ khi chứa đồ uống hoặc chất lỏng. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, như khi đựng nước nóng, trà, cà phê hay súp, lớp nhựa này có thể giải phóng DEHP vào thực phẩm hoặc đồ uống. Việc sử dụng các cốc giấy tráng PE đựng chất lỏng nóng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm chất hóa dẻo này.

Hộp nhựa đựng thực phẩm

Nhiều người vẫn dùng hộp nhựa để hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng hoặc đựng canh, cơm nóng. Nhưng không phải loại nhựa nào cũng chịu được nhiệt. Những hộp nhựa không đạt chuẩn thực phẩm sẽ giải phóng phthalate, DEHP và các chất độc khác khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Việc dùng đi dùng lại hộp cũ, hộp trầy xước càng làm tăng nguy cơ thôi nhiễm độc tố vào thực phẩm.

base64-17461118862431347011434-1746151977564-1746151977685656337714.jpeg

Ảnh minh họa

Chất hóa dẻo DEHP trong dụng cụ ăn uống nguy hiểm như thế nào?

Điều nguy hiểm được Giáo sư Ding cảnh báo thêm là những chất hóa dẻo trên có thể tích tụ từ từ, không gây triệu chứng rõ ràng nhưng về lâu dài rất nguy hiểm. Một nghiên cứu quy mô toàn cầu từ NYU Langone Health (Mỹ) cho thấy: Riêng năm 2018, có tới 365.000 ca tử vong do bệnh tim có liên quan đến phơi nhiễm DEHP. Chất này khi tích tụ lâu ngày trong cơ thể có thể làm tổn thương mạch máu, tăng viêm, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng nguy cơ cao huyết áp, đột quỵ và thậm chí là suy tim.

  • nuoc-dua-17460723622261997949547-119-0-759-1024-crop-17460727573731176170735.png

    Tôi đi chơi vẫn chăm uống loại nước vừa lành vừa sạch này vì nó chống tia UV, ngăn sạm da cực tốt

Tương tự, một nghiên cứu trên JAMA Network Open (2020) theo dõi hơn 3.800 người trưởng thành tại Mỹ cho thấy: Nồng độ DEHP cao trong nước tiểu liên quan đến nguy cơ tử vong sớm tăng 49%, đặc biệt liên quan đến bệnh tim mạch.

Giáo sư Ding cũng giải thích về cách mà các chất hóa dẻo trong dụng cụ ăn uống gây ra các bệnh lý trên. Đối với viêm mạch máu, DEHP gây tăng phản ứng viêm tại lớp nội mô mạch máu, làm yếu thành mạch, dễ tổn thương và hình thành mảng xơ vữa. Viêm mạch kéo dài cản trở tuần hoàn, tăng nguy cơ tắc nghẽn và huyết áp cao.

Nghiêm trọng hơn, phơi nhiễm DEHP có thể rối loạn lipid máu, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, dẫn đến suy tim mạn tính, đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc có bệnh nền. DEHP cũng có thể làm thay đổi tính chất đông máu và gây tổn thương mạch máu não, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và đột quỵ.

base64-17461120957991850216227-1746151978257-1746151978426164232047.jpeg

Ảnh minh họa

DEHP có thể gây tổn thương nephron, làm giảm khả năng lọc máu, tăng creatinine và ure huyết, tiến triển thành suy thận mạn. Đặc biệt với thói quen dùng hộp nhựa đựng đồ nóng hoặc tái sử dụng cốc nhựa.

Để giảm nguy cơ hấp thụ phthalate, Giáo sư Ding khuyên hạn chế sử dụng hộp nhựa, ưu tiên thủy tinh và thép không gỉ, vệ sinh bụi thường xuyên do nồng độ phthalate trong bụi cao, và ăn nhiều thực phẩm sẫm màu giàu anthocyanin để chống oxy hóa. Phụ nữ mang thai, trẻ em và các nhóm nhạy cảm cần tránh tiếp xúc với nhựa, lựa chọn vật liệu tự nhiên để bảo vệ sức khỏe.

Nguồn và ảnh: QQ, Family Doctor

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022