
GĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.
Mắc viêm gan E cấp tính vì ăn gan lợn sống
Theo The Paper đưa tin, một gia đình ở Quảng Châu (Trung Quốc) lần lượt bị chẩn đoán mắc bệnh viêm gan E do ăn một món ăn tưởng là đại bổ cho khí huyết và sức khỏe. Món ăn ăn đó chính là gan lợn chưa được nấu chín.
Ban đầu, ông Lu (Quảng Châu, Trung Quốc) gặp phải các triệu chứng tương tự như bệnh cúm gồm sốt, ớn lạnh và mệt mỏi. Tưởng bình thường nhưng một tuần sau, nước tiểu của ông chuyển sang màu trà sẫm kèm theo chán ăn, yếu ớt và buồn nôn tăng lên. Quá lo lắng, ông đã đến khám tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Quảng Châu. Kết quả kiểm tra cho thấy, mức transaminase tăng vọt, ông Lu bị viêm gan E cấp tính.

Ảnh minh họa
Điều gây sốc hơn nữa là kết quả sàng lọc các thành viên trong gia đình ông Lu gồm vợ, con gái, con rể và cháu gái của ông cũng cho kết quả dương tính với viêm gan E. Trong đó, vợ ông Lu thậm chí còn không có các triệu chứng như ớn lạnh, sốt giống với các thành viên khác.
Sau khi thăm khám và điều tra kỹ lưỡng tiền sử và thói quen sinh hoạt của gia đình ông Lu, bác sĩ đã phát hiện thủ phạm chính là móngan lợn sốngmà gia đình đã ăn cách đó hơn một tháng. Sau khi điều trị, tình trạng của ông Lu đã dần cải thiện, con gái, con rể và cháu gái của ông vốn bị bệnh ở mức độ nhẹ hơn cũng đã trở lại bình thường.
Gan lợn chế biến chưa được nguy hiểm thế nào?
Gan lợn có thể chứa nhiều ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, hoặc có chứa virus gây bệnh. Nếu gan không được nấu chín hẳn, còn tái sẽ không diệt hết được các loại virus, ký sinh trùng này. Nếu ăn loại gan này bạn sẽ mang theo mầm bệnh nguy hiểm vào người.
Để an toàn, trước khi chế biến không bóc lớp màng trên bề mặt, bóp hết máu đọng trong miếng gan lợn, bởi lượng máu đọng trong gan chứa rất nhiều độc tố mà gan chưa kịp đào thải.
Bạn có thể ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến. Không nên xào nấu lẫn với những loại rau củ giàu vitamin C như giá đỗ, rau cần, cải xoăn… vì vitamin C trong dung dịch trung tính và tính kiềm không ổn định, đặc biệt khi có các vi lượng như đồng, sắt càng dễ bị oxy hóa phân giải. Gan lợn có hàm lượng sắt, đồng cao, khi xào lẫn sẽ làm mất hết giá trị dinh dưỡng của những loại rau củ quả này.

Ảnh minh họa
4 nhóm người không nên ăn gan lợn
Người mắc bệnh về gan
Tế bào gan không khỏe sẽ cản trở sự chuyển hóa chất độc và thức ăn trong khi gan lợn rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng chất béo cao sẽ khiến gan phải vất vả hơn trong việc chuyển hóa chất. Điều hoàn toàn không tốt cho gan chút nào.
Người bị máu nhiễm mỡ
Hàm lượng protein, chất béo trong gan lợn rất lớn, do đó những người mắc mỡ máu cao nếu ăn gan lợn sẽ làm nồng độ mỡ trong máu cao lên khiến bệnh nặng hơn.
Người bị cao huyết áp
Bệnh thường do lượng cholesterol trong máu cao, vì thế chế độ ăn uống sinh hoạt cần phải lành mạnh. Người bệnh cần tránh những thực phẩm chứa nhiều đạm và chất béo.
Người mắc bệnh huyết áp cao thường phải kiêng các món nôi tạng động vật (gan, ruột non,tim, cật,…) và chất béo và đường.
Người bệnh gout
Gout là bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Hay còn gọi là bệnh do sự dư thừa đạm gây nên.
Những thực phẩm gốc purin như phủ tạng động vật trong đó có gan lợn (cứ 100g gan lợn cho 300 mg purin), vì thế người mắc bệnh gout không nên ăn gan lợn.

GĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

GĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.