1. Tác dụng của hoa đu đủ đực

Cây đu đủ đực được biết đến với tên khoa học đầy đủ là Carica papaya L., thuộc họ Caricaceae, chi Carica. Hoa đu đủ đực thường có hình ống hoặc hình loa kèn, mọc ra từ nách lá đu đủ, dài từ 2.5-5cm, có mùi thơm như sáp và ngọt ngào; tuổi thọ hoa có thể từ 03 - 04 ngày...

Các thử nghiệm định tính hóa thực vật trong hoa đu đủ đực có xuất hiện flavonoid, sterol, triterpenoids, tannin, polyphenol và glycoside ở dịch chiết của hoa đu đủ đực. Trong số các chất trên, hợp chất tannin, polyphenol, flavonoid và terpenoid có hoạt tính sinh học phong phú nhất.

- Polyphenol góp phần tạo ra vị đắng, có hoạt tính chống oxy hóa mạnh.

- Flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm phản ứng dị ứng, giảm viêm, có tác động kháng khuẩn, chống lại sự phát triển của ung thư và kháng lại virus.

- Sterol là tiền thân của các vitamin tan trong chất béo và nội tiết tố steroid.

- Phytosterol có đặc tính làm giảm cholesterol.

- Terpenoid thực vật được sử dụng rộng rãi tạo hương thơm, có vai trò trong biện pháp chữa bệnh truyền thống bằng thảo dược và đang được thử nghiệm về kháng khuẩn, chống ung thư và các chức năng dược phẩm khác.

photo-1744514489841-1744514490377213504831-1744690491353-1744690491754138465356.jpeg

Hoa đu đủ đực chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe.

- Glycoside cũng rất quan trọng vì tốt cho tim mạch và dùng để điều trị các bệnh liên quan đến tim. Glycoside trợ tim có khả năng tăng lực và sức mạnh của nhịp tim mà không cần tăng số lượng oxy cần thiết cho cơ tim, do đó có thể tăng hiệu quả của tim và ổn định nhịp đập tim.

- Chiết xuất n-hexan từ hoa đu đủ có khả năng chống oxy hóa cao nhất (64.07%) khi thử nghiệm phương pháp bắt gốc tự do DPPH.

Hoa đu đủ đực có tác dụng điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho, mất tiếng, khàn tiếng; các bệnh về hệ bài tiết như tiểu rắt, tiểu buốt, đau niệu đạo; chữa sỏi thận ; tác dụng kích thích tiêu hoá. Ngoài ra, hoa đu đủ đực còn được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư gan…

Liều dùng của hoa đu đủ: 20g-30g.

2. Cách phối hợp hoa đu đủ đực với các dược liệu khác

- Hoa đu đủ đực kết hợp lá xạ đen (xạ đen Châu Âu) : Tăng tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.

Xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii, các chất có trong cây xạ đen có tác dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, trong đó cũng có polyphenol, flavonoid giống hoa đu đủ đực. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng lá xạ đen cũng có khả năng chống lại các dòng tế bào ung thư như ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung, ung thư biểu mô đại tràng và ung thư gan.

base64-1744514570629446873258-1744690492355-1744690492795185882012.jpeg

Hoa đu đủ đực kết hợp với xạ đen làm tăng tác dụng hỗ trợ trị ung thư.

- Hoa đu đủ đực kết hợp với xạ can : Tăng tác dụng chống viêm trong điều trị bệnh lý về đường hô hấp.

Xạ can có tên khoa học là Iris domestica (L.) GM., thuộc họ Lay ơn ( Iridaceae ). Các nghiên cứu về thực vật hóa học của xạ can đã phát hiện ra sự hiện diện của một số loại hợp chất, bao gồm flavonoid, phenolic và hợp chất phenolic từ thân rễ có hoạt tính chống viêm.

Theo tài liệu cổ, xạ can có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh can và phế; có tác dụng thanh hóa, giải độc , tán huyết, tiêu đờm; dùng chữa yết hầu sưng đau, đờm nghẽn ở cổ họng. Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc.

- Hoa đu đủ đực kết hợp kim tiền thảo : Tăng tác dụng điều trị trong các bệnh hệ tiết niệu như sỏi thận, sỏi tiết niệu , tiểu rắt, tiểu buốt…

Kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr., thuộc họ Đậu Fabaceae. Các thành phần hóa học của kim tiền thảo bao gồm polyphenol, alkaloid, terpenoid, cũng như các chất khác, chẳng hạn như flavone (luteolin, apigenin, vicenin, shaftoside và isovitexin), flavonoid (kaempferol và quercetin), isoflavone (như genistein) và terpenoid (soyasaponin) đã được chứng minh là có tác dụng chống bài niệu.

Một số nghiên cứu thực nghiệm đã xác nhận tiềm năng của kim tiền thảo trong việc ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa khoáng chất, làm giảm nồng độ các thành phần tham gia vào quá trình hình thành sỏi tiết niệu và làm giảm sự đóng cặn khoáng chất trong đường tiết niệu, cũng như làm giảm tổn thương do các cấu trúc tinh thể gây ra.

Tác động có lợi này đạt được thông qua sự kết hợp giữa các tác động chống oxy hóa và chống viêm, cùng với quá trình kiềm hóa nước tiểu . Cơ chế phân tử của tác động chống bài niệu của kim tiền thảo bao gồm: ức chế quá trình tự thực ở các tế bào thận, đi kèm với việc giảm lắng đọng các tinh thể canxi oxalat và tổn thương oxy hóa tiếp theo.

Liều dùng: 10g-30g dưới dạng thuốc sắc.

BSCKII. Nguyễn Thị Diễm Hương

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022