Các nguyên nhân của thừa cân béo phì

Mới đây, trong dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ Tài chính soạn thảo, một trong những nội dung đáng chú ý là đề xuất mở rộng cơ sở thuế thông qua việc bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng như: đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn.

Theo Bộ Tài chính, đây là những thức uống gây hại đến sức khỏe của người dân, đặc biệt đồ uống có đường làm gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì và việc đánh thuế nhằm giúp điều chỉnh lại hành vi tiêu dùng của người dân.

beo-phi-16617705817631106991175-1680880282694-1680880283232253077241.jpg

Chế độ ăn không cân bằng dinh dưỡng và thiếu hoạt động thể lực góp phần gây nên tình trạng thừa cân béo phì.

Về vấn đề thừa cân, béo phì, các chuyên gia dinh dưỡng và y tế cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì, cơ bản từ góc độ khoa học là do mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào cơ thể và năng lượng tiêu hao. Chế độ ăn không cân bằng dinh dưỡng và thiếu hoạt động thể lực sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá thức ăn và chuyển hoá cơ bản của bản thân, từ đó gây nên tình trạng thừa cân béo phì.

Lối sống ít vận động là một thực trạng đáng lo ngại gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là đối với trẻ em. Một khảo sát tại TP.HCM cho thấy một sinh tại TP.HCM vận động quá ít, chỉ có 26,1% học sinh THPT tham gia vận động ít nhất 60 phút/ngày và chỉ có 29,9% học sinh THPT tham gia các tiết học thể dục hằng ngày. Đối với học sinh THCS tại TP.HCM, lớp 6 có 30%, lớp 7 có 24,4% và lớp 8 có 30%, lớp 9 có 34,9% học sinh không vận động và cũng không có thời gian vận động hằng ngày.

Trong nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng cũng có nêu: Nhóm học sinh thành thị có tỷ lệ thừa cân béo phì cao hơn nhóm học sinh nông thôn (41,9% với 17,8%) nhưng lại có tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt (hơn 3 lần/tuần) thấp hơn (lần lượt là 16,1,% và 21,6%). So với nước ngọt (21,6% ở khu vực nông thôn và 16,1% ở khu vực thành thị), tỷ lệ trẻ em tiêu thụ các sản phẩm có đường khác (bánh kẹo, kem chè…) còn cao hơn rất nhiều, chiếm 51,1% ở khu vực thành thị và 56,4% ở khu vực nông thôn

Cách nào để giảm thừa cân béo phì?

Nhằm giảm tỷ lệ béo phì đang tăng cao hiện nay, một số quốc gia/vùng lãnh thổ đã áp dụng đánh thuế đối với đồ uống có đường như một đòn bẩy, tuy vậy, nhiều thống kê cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn gia tăng dù lượng tiêu thụ đồ uống có đường giảm và tỷ lệ thừa cân béo phì phân bổ không đồng đều giữa các nước và khu vực.

Việc tăng cường giáo dục để thúc đẩy người dân lựa chọn lối sống lành mạnh lại phát huy hiệu quả hơn trong việc giảm thừa cân béo phì, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Quốc gia điển hình đã thành công với phương pháp này là Nhật Bản. Mặc dù thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới nhưng Nhật Bản có tỷ lệ béo phì chỉ là 3,5%.

696tre-tap-the-duc-16775668551871779436273-1680880297880-16808802980031077676371.jpg

Trẻ em cần tăng cường vận động.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, việc cần làm cấp bách hiện nay là tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục và nâng cao nhận thức của toàn dân, đặc biệt là ở trẻ em về dinh dưỡng cân đối, hợp lý phòng chống thừa cân béo phì, bao gồm giảm tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng calorie cao; sử dụng hợp lý nguồn thực phẩm giàu chất đạm, kiểm soát chế độ ăn không dư thừa; kiểm soát cân nặng, tăng cường hoạt động thể lực; giảm thời gian hoạt động tĩnh tại cho trẻ em cả ở trường và ở nhà…

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022