"Bố tôi đang ở giai đoạn suy thận cuối cùng, phải lọc máu 3 lần mỗi tuần. Nhưng điều khiến tôi không thể quên chính là chuyện chúng ta không nhận thức được sức khỏe quan trọng như thế nào cho đến khi gặp phải biến cố", HLV Phạm Hoàng Vũ (làm việc tại Đà Nẵng) tâm sự. 

Mới gần đây, bố anh bị thêm tai nạn gãy chân và không thể tự đi lại. Anh phải đưa đón ông đi chạy thận lọc máu. Cũng trong hoàn cảnh này mà anh được "chứng kiến những bệnh nhân khác cùng hoàn cảnh, trong đó có những người ở độ tuổi còn trẻ hơn cả tôi, cũng đang phải đối mặt với suy thận".

suy-than-giai-doan-cuoi1-17389012290381947794179.jpg

HLV Phạm Hoàng Vũ chia sẻ hình ảnh kèm câu chuyện của bố mình.

Câu chuyện của bố vị huấn luyện viên này không phải là duy nhất, mà là một phần của cái gọi là "cảnh báo muộn". Mỗi năm, tỷ lệ người mắc suy thận và các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, đột quỵ tăng lên đáng kể. Và đáng buồn là, không ít người chỉ khi đã nặng mới bắt đầu tìm kiếm sự trợ giúp.

  • tu-hy-vien-khong-tu-y-dung-thuoc-chua-cum5-1738565903499434889336-0-20-586-958-crop-1738565947437422049892.jpg

    Từ cái chết do mắc bệnh cúm của Từ Hy Viên: Khi nào nên tiêm phòng cúm? Bao lâu cần tiêm nhắc lại? Đã bị cúm rồi thì tiêm còn tác dụng không?

"Sống phụ thuộc vào máy móc, điều đó không chỉ là một gánh nặng thể xác mà còn là nỗi đau về tinh thần. Và điều khiến tôi day dứt nhất chính là thực tế, tất cả những bệnh này đều có thể phòng tránh được từ những thay đổi nhỏ trong thói quen sống hàng ngày, nhưng chúng ta lại không làm gì cho đến khi quá muộn", HLV Phạm Hoàng Vũ nói.

10 dấu hiệu sớm của bệnh suy thận mà nhiều người bỏ qua

- Mệt mỏi kéo dài.

- Buồn nôn và nôn mửa.

- Ăn không ngon.

- Ngứa.

- Đau ngực.

- Huyết áp cao không kiểm soát được.

- Sụt cân ngoài ý muốn.

- Giảm năng suất làm việc.

- Khó chịu khi tiểu tiện.

- Chán ăn.

suy-than-giai-doan-cuoi2-17389013182981964082718.jpg

HLV Phạm Hoàng Vũ.

Tất cả đều là những dấu hiệu cảnh báo. Và khi bạn bỏ qua, những tế bào thận dần mất đi chức năng, làm giảm khả năng lọc máu, tăng gánh nặng cho cơ thể. Điều này cũng tương tự với các bệnh tim mạch, đột quỵ, những căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu chúng ta chăm sóc sức khỏe từ sớm.

Bệnh không đợi bạn đến tìm, nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn nó. Việc điều trị suy thận chỉ có thể hiệu quả nếu phát hiện sớm và thực hiện thay đổi ngay từ bây giờ. Dưới đây là những giải pháp khoa học đã được chứng minh có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát suy thận cùng các bệnh lý liên quan.

5 điều bắt buộc phải làm để ngăn ngừa, kiểm soát suy thận 

1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận và các chỉ số sức khỏe là vô cùng quan trọng. Nên thực hiện xét nghiệm creatinine, GFR (Glomerular Filtration Rate) và các chỉ số khác để đánh giá sức khỏe thận.

suy-than-giai-doan-cuoi3-1738901528341821061002.jpg

2. Ăn uống khoa học

Một chế độ ăn cân bằng muối (văn hóa nêm nếm của người Việt Nam, nhất là dân miền Trung khá mặn), hạn chế chất béo bão hòa và giàu chất xơ có thể giúp giảm gánh nặng cho thận, các cơ quan khác trong cơ thể. 

Việc bổ sung đủ kali, canxi và magie, cùng với việc ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá sẽ giúp bảo vệ thận khỏi suy giảm chức năng.

3. Bớt lười, chăm vận động lên

Theo hàng trăm hàng nghìn nghiên cứu, tập thể dục không chỉ giúp duy trì cân nặng lý tưởng mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ cao huyết áp - một trong những yếu tố nguy cơ chính của suy thận. 

Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày có thể cải thiện lưu thông máu và giảm căng thẳng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

4. Quan tâm huyết áp và tiểu đường

suy-than-giai-doan-cuoi4-17389015284111954231450.jpg

Đối với những người bị tiểu đường hoặc cao huyết áp, việc kiểm soát các chỉ số này là yếu tố quan trọng nhất để ngăn ngừa suy thận. 

Một chế độ ăn cân bằng đường và muối, kết hợp với thuốc theo chỉ định của bác sĩ, có thể giúp bạn duy trì huyết áp, đường huyết trong máu ở mức ổn định.

5. Bớt tụ tập nhậu nhẹt vô bổ

Hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Những thói quen này làm tăng áp lực lên các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là thận, làm tăng nguy cơ bệnh thận mãn tính.

Việc chăm sóc sức khỏe không phải là một điều xa vời mà là một thói quen cần được thực hiện ngay từ bây giờ. Đừng đợi đến khi mọi thứ quá muộn, hãy thay đổi từ hôm nay để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Những bệnh như suy thận hay đột quỵ hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu chúng ta sống có ý thức và quan tâm đến cơ thể mình.

"Sức khỏe là tài sản quý giá nhất mà chúng ta có, nhưng chỉ khi nó bị đe dọa, chúng ta mới nhận ra sự quan trọng của nó. Đừng để sự tiếc nuối và hối hận đến quá muộn. Hãy bắt đầu ngay hôm nay bằng việc chăm sóc cơ thể mình, từ những thói quen ăn uống, tập luyện cho đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đừng để đến khi mắc bệnh mới tìm cách chữa trị, vì khi ấy, mọi thứ có thể đã quá muộn", HLV Phạm Hoàng Vũ nói.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022