benhtinhduc2-1676812216587-16768122168671961695303.jpg

Số ca mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn trên đà gia tăng khắp thế giới mặc đại dịch lây lan. Ảnh:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi ngày có khoảng một triệu ca mắc bệnh lây qua đường tình dục (STDs) mới trên toàn cầu, đa số không có triệu chứng bệnh.

Bên cạnh đợt bùng phát của các bệnh nhiễm trùng mới có thể mắc phải qua quan hệ tình dục như bệnh thủy đậu, Shigella sonnei, viêm não mô cầu, Ebola và Zika, việc tái xuất các thể bệnh mới dễ bị bỏ qua như bệnh hột xoài cũng dấy lên nhiều lo lắng và thách thức trong phòng ngừa, kiểm soát nhóm bệnh này.

Sự bùng phát trên toàn cầu

Theo báo cáo từ Trung tâm Giám sát và Bảo vệ Sức khỏe (HPSC) Ireland, trong tuần đầu tiên của năm 2023, cơ quan này ghi nhận 222 ca nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, tăng 276% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong số này, 27 ca mắc HIV, 85 ca nhiễm chlamydia, 70 ca mắc bệnh lậu, 26 ca giang mai và 14 trường hợp mắc bệnh mụn rộp sinh dục được xác định, theo Irish Examiner .

Tại Pháp, theo DW , từ đầu năm nay, chính phủ nước này cũng đã phát động tặng bao cao su miễn phí cho công dân dưới 26 tuổi khi ghi nhận mức tăng 30% các bệnh lây qua đường tình dục trong hai năm 2020 và 2021.

Tổng thống Emmanuel Macron mô tả chính sách mới này là một "cuộc cách mạng phòng ngừa nhỏ" như động thái ngăn chặn sự lây lan của các bệnh lây truyền qua đường tình dục đang gia tăng khắp châu Âu.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã lập thống kê cho thấy STDs có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Trong đó, số ca mắc bệnh lậu cho thấy có sự gia tăng trên toàn châu Âu kể từ năm 2009. Hầu hết trường hợp được báo cáo ở Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp, trong đó, những người từ 25 đến 34 tuổi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Mặc dù không có dữ liệu cụ thể trên toàn châu Âu về các trường hợp nhiễm chlamydia, số ca bệnh được phát hiện có sự gia tăng rõ rệt kể từ đầu thập niên 90 và số ca bệnh luôn ở mức cao cho đến năm 2019. Hầu hết trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận ở những người từ 15 đến 24 tuổi.

Trong khi đó, Mỹ đã ghi nhận gần 2,5 triệu trường hợp nhiễm chlamydia, lậu và giang mai vào năm 2021, tăng gấp đôi trong hai thập kỷ qua, đạt mức cao nhất kể từ năm 1991 và tổng số ca mắc bệnh đạt mức cao nhất kể từ năm 1948. Các trường hợp nhiễm HIV cũng tăng 16% vào năm 2021, theo dữ liệu sơ bộ từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).

Theo The Guardian , đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ, vốn có mối liên quan trong việc lây lan qua đường tình dục, càng khiến vấn đề kiểm soát các bệnh STDs thêm khó khăn. David Harvey, Giám đốc điều hành của Liên minh Quốc gia các Giám đốc STD, gọi tình hình này “vượt ngoài tầm kiểm soát”.

Tại Việt Nam, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM là đơn vị lớn và tiếp nhận chủ yếu số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý phức tạp lây qua đường tình dục ở TP.HCM và khu vực phía nam. Theo thống kê của đơn vị này, từ sau Tết 2023, số lượng người đến khám, sàng lọc bệnh lý lây qua tình dục tăng đáng kể.

Thông thường, mỗi ngày đơn vị này tiếp nhận khoảng 228-304 ca khám, sàng lọc lây qua tình dục, nhưng sau Tết, số lượng này tăng lên 301-384 ca/ngày.

Riêng bệnh lý giang mai, số lượt khám tại đơn vị này cũng có sự gia tăng đáng kể, từ 2.091 ca (năm 2014) lên 6.734 ca (năm 2020) và tăng 8.583 ca (2021), 8.230 ca (năm 2022).

Nhóm người trẻ nhiễm bệnh tăng mạnh

Diễn biến mới đáng chú ý trong sự gia tăng các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục là nhóm đối tượng bệnh dần trẻ hóa.

Trong số 222 ca bệnh được Trung tâm Giám sát và Bảo vệ Sức khỏe (HPSC) Ireland ghi nhận nam giới chiếm hơn một nửa với 140 ca. Nhóm tuổi ghi nhận nhiều ca bệnh nhất nằm trong khoảng từ 20 đến 24, với 51 trường hợp.

Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu, các trường hợp STDs được báo cáo bị ảnh hưởng nặng nề nhất hầu hết nằm trong nhóm người từ 25 đến 34 tuổi.

Khoảng một nửa số ca nhiễm STDs trong năm 2021 tại Mỹ đều là những người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24.

Theo CDC Mỹ, mặc dù STDs đang gia tăng ở nhiều nhóm, dữ liệu số ca STDs trong năm 2020 cho thấy một số nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số, giới đồng tính nam và song tính có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với dị tính.

Xu hướng này bắt nguồn từ các nguyên nhân như không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế thường xuyên, phân biệt đối xử và kỳ thị giới tính.

Xu hướng không dùng bao cao su

Trang ValuePenguin dẫn lại thống kê của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), hơn 20 loại bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các bệnh STDs là những bệnh nhiễm trùng mà mọi người cho rằng nó lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, NIH cho biết một số bệnh lây qua tình dục khác như HPV và mụn rộp có thể lây lan qua tiếp xúc da kề da.

benhtinhduc3-1676812255398-16768122557871985141204.jpg

Xu hướng dùng bao cao su, đặc biệt trong giới trẻ, có xu hướng giảm dần. Ảnh: Pexels.

Theo Washington Post, các cơ quan y tế công cộng đang tìm cách chống lại STDs trong một thế giới mà việc sử dụng bao cao su đang có xu hướng giảm dần. Điều này khiến các chuyên gia về bệnh lây truyền qua đường tình dục phải gióng lên hồi chuông cảnh báo khi các ca bệnh lậu và giang mai tiếp tục gia tăng.

Tỷ lệ nam giới sử dụng bao cao su làm biện pháp tránh thai chính đã giảm 33% kể từ năm 2011, theo dữ liệu khảo sát quốc gia của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (Mỹ). Năm 2011, 75% nam giới sử dụng bao cao su, trong khi 42% cho biết sử dụng chúng như lựa chọn đầu tiên vào năm 2021.

“Họ cười khi nhìn thấy bao cao su. Đôi khi, họ nhận chúng nhưng vứt ngay sau đó”, Kevins Anglade, một nhân viên tiếp cận cộng đồng của Whitman-Walker Health, một tổ chức chăm sóc sức khỏe LGBT tại Washington DC, cho biết.

Bao cao su từng là trung tâm của các chiến dịch xóa bỏ STDs trong cuộc khủng hoảng HIV/AIDS, nay đã trở thành một mặt hàng khó bán do những tiến bộ y học như thuốc phơi nhiễm (PrEP).

Liệu PrEP có góp phần gia tăng các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hay không là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy người dùng PrEP ít sử dụng bao cao su hơn, nhưng họ cũng phải trải qua tầm soát STDs thường xuyên để nhận thuốc.

Các nhà khoa học đang tập trung vào phát triển vaccine để xét nghiệm tại nhà và thuốc dùng sau khi quan hệ tình dục như thế hệ vũ khí tiếp theo trong cuộc chiến chống lại STDs.

Vì vậy, hiện tại vẫn chưa có bất cứ vaccine phòng bệnh giang mai, lậu hoặc chlamydia. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là quan hệ tình dục an toàn bằng các phương pháp bảo vệ cũng như tầm soát các bệnh STDs từ 3 đến 6 tháng một lần.

avatar1676732716476-16767327168141665452073.jpgCòn trẻ nhưng đã nhớ nhớ, quên quên

Ở người trẻ tuổi, chứng hay quên nếu không được can thiệp sớm, đúng cách có thể khiến bệnh diễn tiến thành hội chứng sa sút trí tuệ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022