Khi thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi , nóng lạnh thất thường và có đôi chút buồn chán. Khi cơ thể bị suy kiệt, hệ thần kinh cũng chịu tác động rõ nét, trở nên căng thẳng biểu hiện bởi những cơn căng cơ và thần kinh làm gia tăng mệt mỏi.
Lợi ích của việc kéo giãn cơ là làm giảm căng thẳng, cải thiện các thành quả của việc tập thể thao, đặc biệt nhờ kéo căng cơ giúp tưới máu và cung cấp oxy cho cơ bắp nhiều hơn. Do đó, cơ bắp được phục hồi. Việc giãn cơ cũng giúp điều chỉnh lại vóc dáng và làm săn chắc cơ thể.
Bài tập giải tỏa căng thẳng giúp giãn cơ thân trên.
1. Bài tập giải tỏa căng thẳng giúp giảm căng cơ
- Bắt đầu ở tư thế chống người trên hai tay và hai gối.
- Hai tay đặt dưới vai và đầu gối dưới hông.
- Tách đầu gối ra. Hít vào, chuyển trọng lượng cơ thể ra sau và ngồi trên gót chân.
- Cánh tay duỗi thẳng về phía trước và trán chạm đất.
- Hít vào thật sâu và thở ra thật lâu.
- Thả lỏng vai và mông về phía sàn.
Nếu cần thiết, hãy đặt một chiếc gối dưới mông để nâng người lên và giảm áp lực lên đầu gối. Bạn cũng có thể đặt cánh tay dọc theo cơ thể để vai thoải mái hơn.
Bài tập này giúp giãn các cơ ở phần thân trên của cơ thể, giúp giải tỏa căng thẳng cho các khối cơ này, đặc biệt là các cơ vùng cổ vai gáy, thường bị căng do ngồi làm việc trong thời gian dài.
2. Bài tập mở ngực và vai
- Ngồi trên gót chân, đặt hai tay lên đùi. Nếu cần thiết, đặt một cái gối giữa hai chân.
- Hít vào, đưa cánh tay phải của bạn lên trời, uốn cong khuỷu tay của bạn và đặt bàn tay của bạn giữa xương bả vai. Đưa tay trái ra sau lưng, lòng bàn tay hướng ra ngoài.
- Thở ra, móc các ngón tay vào nhau. Kéo dài cột sống và mở lồng ngực.
- Giữ nguyên tư thế và hít thở thật chậm trước khi đổi bên.
Nếu cần, hãy thực hiện bài tập bằng dây đeo hoặc khăn quàng cổ và điều chỉnh độ co giãn.
Bài tập này giúp bạn kéo giãn các cơ ở vùng vai, ngực, tay, giúp các cơ ở vùng những này được thư giãn.
Bài tập mở ngực và vai kéo giãn các cơ vùng ngực, vai.
3. Bài tập kéo giãn mặt sau của chân
- Hãy bắt đầu bằng cách nằm ngửa, gập đầu gối phải và hai bàn chân duỗi thẳng ra.
- Sau đó hít vào, duỗi chân phải lên trời và nắm lấy mặt sau của đùi hoặc bắp chân. Bả vai và mông thả lỏng nhất có thể trên mặt đất.
- Với mỗi lần thở ra, hãy để cơ đùi sau được thư giãn và cơ mông phải neo xuống sàn.
- Giữ căng và thở đều nhẹ nhàng trước khi đổi bên.
Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở gân đầu gối, hãy gập nhẹ lại.
Bài tập này có tác dụng kéo giãn mặt sau của chân, làm cho cơ đùi và cơ mông được thư giãn hoàn toàn.
Bài tập kéo giãn mặt sau của chân giúp giãn cơ mông, cơ đùi sau.
4. Bài tập kéo giãn hông
- Chống bằng đầu gối, đưa chân phải về phía trước. Đầu gối phải thẳng hàng với mắt cá chân, chân trái hướng ra sau và đặt chân trái xuống đất.
- Thở ra, hóp bụng và hạ phần hông xuống sàn.
- Đẩy nhẹ hông về phía trước để cảm thấy căng ở đùi trên bên trái. Kéo dài phần thân trên, gập đầu gối trái và nhấc nhẹ bàn chân lên khỏi mặt đất.
- Giữ chân trái. Nhẹ nhàng đưa gót chân về phía mông.
Nếu cần thiết, đặt một chiếc gối dưới đầu gối. Nếu việc kéo giãn quá căng, hãy để chân trái trên sàn.
Bài tập này có tác dụng kéo giãn các cơ ở vùng hông, đùi, giúp chúng được thư giãn, giảm căng cứng.
Bài tập kéo giãn hông.
5. Bài tập làm mềm lưng
- Bắt đầu ở tư thế nằm ngửa, hai tay dọc theo thân, đưa đầu gối gập trên hông.
- Sau đó thở ra, cuộn hông lên và nâng mông.
- Đặt hai tay dưới lưng dưới và đưa hai chân ra phía sau đầu.
- Trọng lượng cơ thể dồn lên vai và bả vai. Độ cong tự nhiên của cổ được giữ nguyên. Hướng xương chậu về phía trần nhà và duỗi thẳng chân. Đặt cánh tay của bạn dọc theo cơ thể của bạn và ấn chúng xuống sàn.
Nếu bạn thấy thoải mái, hãy đặt ngón chân lên thảm. Nếu không, hãy để chúng buông thoải mái. Có thể giữ tay dưới hông nếu cần thiết, khuỷu tay chống xuống sàn và đặt bàn chân lên một chiếc gối lớn.
Bài tập này làm mềm toàn bộ cơ lưng, giúp cột sống được thư giãn, giảm căng cứng. Bài tập Cần thực hiện bài tập từ từ, theo khả năng độ dẻo của cơ thể, tránh cố gắng quá.
Bài tập làm mềm lưng.
Theo huấn luyện viên thể thao và sức khỏe người Pháp - Élodie Sillaro - khi thực hành một buổi tập thư giãn, cần lưu ý:
- Bắt đầu bằng cách duỗi nhẹ nhàng cơ bắp để thúc đẩy thư giãn chúng;
- Hãy tập thư giãn ở một nơi giúp bạn bình tĩnh và thư giãn, trong một căn phòng đủ ấm hoặc đủ kín để tạo thuận lợi cho thư giãn cơ bắp;
- Hít thở sâu trong năm chu kỳ hơi thở. Hít vào bằng mũi, thực hiện tư thế được chỉ định. Thở ra bằng miệng khi duỗi người;
- Đừng bao giờ gắng sức và không được căng cơ khi bị đau;
- Uống đủ nước.
Để tận dụng tối đa lợi ích của việc giãn cơ, bạn nên kết hợp tập thư giãn với các bài tập thể chất hằng ngày, các bài tập thư giãn kéo dài từ 10 đến 15 phút, hai đến ba lần một tuần hoặc thực hiện một hoặc hai buổi tập thư giãn, trong 45 phút.