edit-z59371655096515df91966d065050bb3b1707db5f345d7-17290886522601177789446-0-0-597-955-crop-17290887040512012287067.jpegHưởng ứng Ngày Mãn kinh thế giới 18/10: Đừng chịu đựng mãn kinh trong im lặng

GĐXH – Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 13 triệu phụ nữ ở giai đoạn tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh (45-69 tuổi). Sau mãn kinh, phụ nữ còn sống thêm 20-30 năm, tương đương một phần ba cuộc đời nhưng phải đối mặt với nhiều vấn đề gây suy giảm chất lượng cuộc sống.

Năm 2009, Hiệp hội Mãn kinh thế giới lựa chọn ngày 18/10 hàng năm là ngày Mãn kinh thế giới nhằm nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của mãn kinh đến sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 13 triệu phụ nữ ở giai đoạn tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh (45-69 tuổi). Sau mãn kinh, phụ nữ còn sống thêm 20-30 năm, tương đương 1/3 cuộc đời nhưng phải đối mặt với nhiều vấn đề gây suy giảm chất lượng cuộc sống.

20200421150536392581mankinhmax1800x1800jpg314757a670-1729256083724-17292560848992097740971.jpg

Mãn kinh là kỳ kinh nguyệt cuối cùng của phụ nữ. Đây là dấu hiệu đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn sinh sản và bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc sống. Ảnh minh họa.

Mãn kinh là gì?

Trong cuốn tài liệu Hướng dẫn từ chuyên gia cách nhận biết và các giải pháp hữu ích về mãn kinh (Nhà xuất bản Y học) nêu rõ, thời điểm mãn kinh chính xác là kỳ kinh cuối cùng của phụ nữ. Tuy nhiên, từ "mãn kinh" được mô tả là khoảng thời gian xung quanh sự kiện này, khi phụ nữ trải qua nhiều triệu chứng rối loạn.

Đúng hơn, thời kỳ này được gọi là tiền mãn kinh. Nó có thể được coi là giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn sinh sản sang giai đoạn mãn kinh.

Trong giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh, lượng hormone estrogen được sản xuất bởi buồng trứng bị suy giảm. Thay vì có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, thì giai đoạn này phụ nữ sẽ bị rối loạn kinh nguyệt. Sự thay đổi nồng độ estrogen gây ra các triệu chứng như cường kinh - rong kinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, tâm lý bứt rứt khó chịu, khô âm đạo và các vấn đề về bàng quang.

Mãn kinh xảy ra khi nào?

Độ tuổi trung bình bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh là 46 tuổi. Những triệu chứng tiền mãn kinh bắt đầu trước tuổi 45 được gọi là mãn kinh sớm. Mãn kinh xảy ra khi buồng trứng ngừng sản xuất estrogen. Thời kỳ sau mãn kinh bắt đầu 12 tháng sau kỳ kinh cuối của phụ nữ. Kinh nguyệt thường dừng lại khi đạt đến tuổi 51.

Theo các chuyên gia, thường không thể dự đoán được khi nào người phụ nữ sẽ bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh. Điều này không liên quan đến tuổi bắt đầu kinh nguyệt của phụ nữ.

Nhấn mạnh về điều này trong một sự kiện hưởng ứng Ngày Mãn kinh thế giới, PGS.TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam cho biết, không có nghiên cứu nào chỉ ra phụ nữ bị dậy thì sớm sẽ bị mãn kinh sớm cả.

Mãn kinh là giai đoạn tự nhiên xảy ra ở phụ nữ nhưng mỗi người sẽ trải qua giai đoạn này khác nhau (sớm hay muộn; các triệu chứng) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: di truyền, sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội…

Chẳng hạn, theo vị chuyên gia này, có những người bị mãn kinh sớm (dưới 45 tuổi đã hết kinh nguyệt) nhưng cũng có người đến 55 tuổi vẫn còn kinh. Bên cạnh đó, khi tiền mãn kinh, mãn kinh, một bộ phận chị em gặp rất nhiều triệu chứng phiền toái (mất ngủ, bốc hỏa, rụng tóc, nhức đầu…) nhưng cũng có những người chỉ có những triệu chứng nhẹ thoáng qua thậm chí không có bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn này.

Những ai dễ bị mãn kinh sớm?

Cũng theo cuốn tài liệu Hướng dẫn từ chuyên gia cách nhận biết và các giải pháp hữu ích về mãn kinh, một số phụ nữ mãn kinh vì những lý do khác ngoài quá trình lão hóa tự nhiên. Nhóm này bao gồm suy buồng trứng; mắc bệnh mãn tính hoặc việc cắt bỏ buồng trứng để giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư hay điều trị lạc nội mạc tử cung.

20210329dau-hieu-tien-man-kinh-som-1-1729257087892-17292570911561683938176.jpg

Suy buồng trứng sớm dễ dẫn đến mãn kinh sớm. Ảnh minh họa.

Mãn kinh do can thiệp y khoa

Phụ nữ bị cắt buồng trứng (trong bối cảnh cắt bỏ tử cung hoàn toàn hoặc một phần) có thể biểu hiện đột ngột các triệu chứng mãn kinh. Hầu hết phụ nữ có thể bắt đầu dùng nội tiết thay thế ngay sau phẫu thuật. Bổ sung nội tiết qua da là phương pháp tốt nhất để giảm nguy cơ hình thành huyết khối trong tĩnh mạch chi dưới hoặc phổi.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) phát triển ở những vị trí khác trong cơ thể. Những vị trí thông thường bao gồm: Buồng trứng; ống dẫn trứng; niêm mạc bụng; trong cơ tử cung (tại vị trí này được gọi là bệnh cơ tuyến tử cung).

Những vị trí ít phổ biến bao gồm rốn (sẽ xuất huyết hàng tháng), mũi (chảy máu mũi hàng tháng), phổi (ho ra máu hàng tháng) và sẹo mổ (đau hàng tháng).

Với những bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung, quan trọng nhất là bác sĩ xem xét tiền sử bệnh lạc nội lạc tử cung khi thảo luận về quản lý mãn kinh. Nếu bệnh nhân đã từng được phẫu thuật điều trị, có thể vẫn còn mảng mô trong cơ thể, sẽ cần dùng progestogen để giảm nguy cơ tăng sinh (tăng dày mô quá mức, là một yếu tố nguy cơ ung thư).

Suy buồng trứng sớm

Suy buồng trứng sớm xảy ra khi buồng trứng suy giảm chức năng sớm (hoặc bị phẫu thuật cắt bỏ) ở phụ nữ dưới 40 tuổi. Thông thường không có nguyên nhân rõ ràng nhưng việc này lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ trẻ chưa có con. Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có nguy cơ cao mãn kinh sớm cũng như mắc loãng xương và bệnh tim mạch.

Bệnh mãn tính

Mãn kinh đôi khi bắt đầu sớm ở phụ nữ mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như suy thận, suy tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, động kinh và chứng đau nửa đầu. Khuyến nghị xét nghiệm máu đối với phụ nữ dưới 40 tuổi (kiểm tra FSH hai lần cách nhau 2 - 6 tuần) để dự phòng mãn kinh sớm và trao đổi với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

dsc00818-17291564717921773421207-0-0-1600-2560-crop-17291567998201908732631.jpgSai lầm nhiều phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh hay mắc phải

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, số lượng phụ nữ đi khám với các triệu chứng của mãn kinh không nhiều vì cho rằng đây là điều khó nói. Vì vậy, đa phần họ tự tìm cách giải quyết hoặc phải “vật lộn” với các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn này.

man-kinh-tien-man-kinh-17291545339002112477535-25-0-400-600-crop-1729154725620886593418.jpgChị em U40 cần làm gì để ngăn ngừa dấu hiệu tiền mãn kinh, mãn kinh?

GĐXH - Nếu triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh nặng nề, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, tốt nhất chị em nên đi khám. Việc nên uống thuốc hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người và mức độ triệu chứng gặp phải.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022