Tuần trước, nhà tôi có khách quý, đó là bác sĩ Lưu, bạn thân của bố tôi. Đồng thời là một bác sĩ chuyên khoa nội tiết rất có tiếng ở bệnh viện lớn. Bác vui tính, nói chuyện hài hước, nên mỗi lần đến là cả nhà lại rộn ràng. Hôm ấy, bác vừa bước vào bếp đã cười hỏi: "Có cháo trắng ăn không? Nhà cô Lý mà không có dưa muối là tôi nghi ngờ đấy nhé!".

Tôi cười toe, lập tức mở tủ lạnh lấy bát dưa muối cách đây ba tuần ra, vừa hí hửng đơm ra đĩa. Nhưng vừa mở cửa tủ lạnh, bác sĩ Lưu đột ngột đứng dậy, tròn mắt thốt lên:

"Trời ơi! Cả một tủ lạnh mầm bệnh ung thư đang nằm ở đây!".

photo-1746036820929-17460368222261853961395.jpeg

Tôi bối rối, còn tưởng bác đùa. Nhưng bác không cười. Bác sĩ chỉ tay vào ba món ăn quen thuộc trong tủ: dưa muối, hải sản để lại từ tối qua, và mấy cây xúc xích đông lạnh. Bác sĩ bắt đầu giải thích bằng giọng nghiêm nghị. Tôi nghe mà không khỏi rùng mình.

1. Dưa muối

"Dưa muối là món truyền thống, đúng. Nhưng nếu muối quá lâu, hoặc để trong tủ lạnh rồi ăn lai rai suốt cả tuần thì cực kỳ nguy hiểm", bác sĩ nói.

Bác lý giải: Trong quá trình lên men, dưa muối tạo ra nitrit - chất khi kết hợp với protein trong dạ dày có thể sinh ra nitrosamine. Đây là một hợp chất đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách gây ung thư nhóm 2A. 

photo-1746036870901-17460368715641464598687.jpeg

Đặc biệt, dưa muối bằng muối i-ốt còn làm tăng hàm lượng i-ốt nạp vào cơ thể, có thể khiến tuyến giáp bị kích thích quá mức, gây cường giáp hoặc viêm tuyến giáp mạn tính. Lâu dần, tuyến giáp suy yếu, biến đổi bất thường – nguy cơ ung thư tuyến giáp cũng từ đó mà lên cao.

2. Hải sản để qua đêm 

Bác sĩ Lưu cầm lên hộp tôm rim còn dở trong ngăn mát, thở dài: "Đây nữa, món ngon lại thành mầm bệnh".

Bác sĩ nói với tôi rằng: "Không phải tủ lạnh là nơi bảo vệ thực phẩm vô điều kiện. Nó chỉ kéo dài tuổi thọ món ăn một cách có giới hạn".

Hải sản như cá, tôm, cua vốn chứa nhiều dưỡng chất tốt: kẽm, i-ốt, omega-3, rất có lợi cho hệ miễn dịch và cả chức năng tuyến giáp nếu ăn đúng cách. Tuy nhiên, nếu ăn quá thường xuyên hoặc để lại trong tủ lạnh qua đêm rồi hâm lại, chúng có thể biến thành "độc dược" thật sự.

photo-1746036823424-1746036823516641446749.jpeg

Protein trong hải sản rất dễ bị biến đổi dưới tác động của nhiệt độ lạnh và thời gian. Chưa kể, vi khuẩn trong thực phẩm biển cũng phát triển rất nhanh nếu không được bảo quản đúng chuẩn. Ăn hải sản đã để lâu có thể gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến gan, thận, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ.

3. Thịt chế biến sẵn

Cuối cùng, bác lôi ra từ ngăn đông mấy cây xúc xích và vài lon thịt hộp - những món ăn tiện mà cả nhà tôi đều chuộng vào những hôm bận rộn.

Bác sĩ nói: "Đây mới thật sự là thủ phạm khiến bệnh ung thư đại trực tràng gia tăng chóng mặt những năm gần đây".

Theo bác sĩ, trong thịt chế biến sẵn có rất nhiều phụ gia để tăng mùi vị và thời hạn bảo quản, trong đó phổ biến là hợp chất N-nitroso và hydrocarbon thơm đa vòng. Cả hai đều có khả năng phá hủy ADN và tạo đột biến tế bào, từ đó dẫn tới ung thư. 

photo-1746036912384-1746036912575659086110.png

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cũng từng cảnh báo: Tiêu thụ 50g thịt chế biến sẵn mỗi ngày - tương đương với một chiếc xúc xích hoặc vài lát thịt nguội, làm tăng 18% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Sau buổi trò chuyện ấy, tôi nhận ra: Tủ lạnh không chỉ là nơi lưu giữ thực phẩm, mà còn là nơi âm thầm nuôi dưỡng thói quen - tốt hoặc xấu cho sức khỏe cả gia đình. Thói quen ăn uống là con dao hai lưỡi, nó có thể nuôi sống bạn, cũng có thể giết bạn... từ từ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022