Trào lưu dán miệng khi ngủ đang "làm mưa làm gió" trong cộng đồng những người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội và cả những người quan tâm đến sức khỏe. Họ tin rằng việc thở bằng mũi khi ngủ sẽ mang lại nhiều lợi ích. 

Theo Cleveland Clinic, thở bằng mũi có thể giúp giảm huyết áp, lọc chất gây dị ứng, thậm chí giảm lo lắng.

Một số người còn cho rằng, dán miệng khi ngủ còn có thể làm thon gọn khuôn mặt và đường viền hàm.

Ivanka Trump và Gwyneth Paltrow là hai trong số những người nổi tiếng ủng hộ phương pháp này. Ivanka Trump thừa nhận đã sử dụng băng dán miệng của thương hiệu Skinny Confidential trong một buổi podcast vào tháng 1. Còn Gwyneth Paltrow cũng chia sẻ với Air Mail vào tháng 11 năm 2024 rằng cô ấy dán miệng khi ngủ. Nữ diễn viên Emma Roberts cũng thừa nhận có thói quen như vậy.

95296495-14405649-overthepastfewmonthsmouthtapinghasbecomealltherageam-a-311739806573668-1739868478952-17398684791051621333829.jpg
95298243-14405649-gwynethpaltrowisalsoafanofthepractice-a-2021739805272581-1739868481061-1739868481187543903368.jpg95298299-14405649-ivankatrumphasadmittedtousingmouthtape-m-2011739805263518-1739868480136-1739868480221375084682.jpg

Dán miệng khi ngủ: Lợi ích chưa rõ, rủi ro tiềm ẩn

Bác sĩ Pena Orbea (tại bệnh viện Cleveland Clinic) cho biết chưa có đủ bằng chứng mạnh mẽ để chứng minh lợi ích của việc dán miệng khi ngủ. Phương pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ tiêu cực như hôi miệng và đau họng. 

Trong một video mới được đăng lên TikTok, bác sĩ Chisom Ikeji (làm việc tại Pittsburgh - Hoa Kỳ) đã bày tỏ sự lo ngại về việc quảng bá trào lưu dán miệng khi ngủ và kêu gọi mọi người dừng lại.

95296361-14405649-inanewvideopostedtotiktokpittsburghbasedinternalmedici-a-291739806573635-1739868482251-1739868482321361420661.jpg

Bác sĩ Chisom Ikeji

Bác sĩ Ikeji giải thích: "Thở bằng mũi rõ ràng có lợi ích của nó. Không khí được làm ẩm khi đi qua đường mũi trước khi đến phổi. Chúng ta có những cấu trúc nhỏ trong mũi gọi là lông mao, giúp lọc các hạt nhỏ như bụi, phấn hoa, vi khuẩn, virus. Đó thực sự là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại bệnh hô hấp"

Bác sĩ Ikeji cũng thừa nhận rằng thở bằng miệng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu hay sâu răng và dán miệng khi ngủ không phải là giải pháp cho một sức khỏe tốt hơn. "Rủi ro của việc dán miệng khi ngủ lớn hơn nhiều so với lợi ích", bác sĩ Ikeji chia sẻ thêm.

95298411-14405649-theinternalmedicinedoctorwarnedthatbytapingyourmouthyo-a-351739806978995-1739868482939-17398684830661446342046.jpg

Ảnh minh họa

Bác sĩ Ikeji cho biết thêm, thông thường, chúng ta sẽ thở bằng mũi. Nếu vì lý do nào đó bạn có xu hướng thở bằng miệng thì cũng có lý do của nó. Việc bạn dán miệng lại vào ban đêm không phải là một ý kiến hay. Vị bác sĩ nội khoa này cảnh báo rằng bằng cách dán miệng, bạn đang tự đặt mình vào nguy cơ cản trở khả năng thở và giảm lượng oxy hấp thụ. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu bạn đã mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Bác sĩ Ikeji cũng bác bỏ quan niệm cho rằng dán miệng khi ngủ có thể cải thiện đường viền hàm: "Việc dán miệng khi ngủ sẽ không cải thiện đường viền hàm của bạn bởi việc làm này không có ý nghĩa sinh lý. Trước hết, không có bằng chứng nào ủng hộ điều này, và tại sao việc thở theo cách mà hầu hết mọi người vẫn thở lại có thể giúp cải thiện cấu trúc cơ hoặc xương của khuôn mặt bạn?".

Lời khuyên của bác sĩ Ikeji là hãy đến gặp bác sĩ nếu chứng ngáy ngủ hoặc thở bằng miệng là một vấn đề nghiêm trọng. Bạn cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để làm ẩm không khí và điều chỉnh thói quen ngủ để có giấc ngủ ngon hơn.

-1739869821719311995400.jpg

Một nghiên cứu nhỏ lưu trên Thông tin thư viện Y khoa Hoa Kỳ cho thấy 30 bệnh nhân ngáy ít hơn sau khi dán miệng. Nhưng một nghiên cứu khác trên 36 bệnh nhân hen suyễn cho thấy không có dấu hiệu thay đổi tình trạng của họ sau khi sử dụng băng miệng. Và một nghiên cứu năm 2022 tiết lộ rằng 10 bệnh nhân tiếp tục thử thở bằng miệng ngay cả sau khi miệng của họ đã được dán dính, một hiện tượng được gọi là thở miệng.

"Hầu hết các bằng chứng là giai thoại. Không có bằng chứng đủ mạnh để chứng minh rằng băng miệng có lợi", Tiến sĩ Cinthya Pena Orbea, chuyên gia y học giấc ngủ tại Cleveland Clinic nói: "Băng miệng không phải là một phần trong điều trị bất kỳ rối loạn giấc ngủ nào của chúng tôi. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân ngưng thở khi ngủ, chúng tôi có thể khuyên bạn nên dán băng miệng hoặc đeo dây đeo cằm để giảm rò rỉ không khí trong khi bạn đang sử dụng máy áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) vào ban đêm".

Theo DailyMail, Health.clevelandclinic

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022