Khi bước vào thời kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone trong cơ thể có sự thay đổi lớn sẽ gây ra hàng loạt khó chịu về thể chất cũng như tinh thần cho chị em. Hơn nữa, thể chất của chị em phụ nữ lúc này tương đối kém, thân nhiệt cũng thường giảm, hệ miễn dịch suy yếu nên rất dễ mắc bệnh tật.

Vì vậy, trong suốt thời kỳ hành kinh, phụ nữ phải chú ý điều chỉnh mọi mặt của cuộc sống. Ngoài những việc giảm đau bụng kinh, làm ấm cơ thể, giảm cáu kỉnh thì cũng cần phải biết tránh những hành vi gây ảnh xấu đến sức khỏe. Đặc biệt là 5 việc sau đây:

1. Quan hệ tình dục

Theo các chuyên gia, phụ nữ không được phép quan hệ tình dục dưới bất kỳ hình thức nào trong thời kỳ kinh nguyệt. Bởi vì cổ tử cung của phụ nữ mở ra rộng trong thời kỳ kinh nguyệt, cộng thêm hành kinh khiến môi trường bên trong âm đạo và âm hộ luôn ẩm ướt. Từ đó rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập.

1672730386861275406653-16727305027981294316389-1672730607199-1672730610462995335619-1672734072616-1672734073260344622449.jpg

Ảnh minh họa

Điều này dễ dẫn đến nhiễm trùng nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung và một loạt các bệnh viêm nhiễm như viêm vùng chậu, viêm vòi trứng, viêm âm đạo… Chưa kể, trong quá trình giao hợp, tử cung sẽ co bóp bất thường, nội mạc tử cung bong ra sẽ lọt vào khoang chậu, dễ gây lạc nội mạc tử cung. Đồng thời, nhiều chị em sẽ bị đau đớn, khó chịu nhiều hơn nếu quan hệ khi đang có kinh.

2. Cách hành vi gây chảy máu

Khi bước vào thời kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ hãy nhớ không được phép thực hiện bất kỳ hành vi gây chấn thương, mất máu nào. Không chỉ là các phẫu thuật lớn mà còn là nhổ răng, xăm mình, xỏ lỗ tai… Cũng nên giữ gìn bản thân thật cẩn thận, cố gắng đừng để bị ngã hay đứt tay, chảy máu dù là ít.

Bởi vì trong thời kỳ kinh nguyệt, số lượng tiểu cầu trong cơ thể phụ nữ sẽ rất ít, quá trình đông máu cũng tương đối kém. Lúc này, các chấn thương dù nhỏ cũng sẽ dẫn đến chảy máu nhiều. Trong khi hệ miễn dịch thời điểm này cũng yếu đi nên rất khó hồi phục, lại dễ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm virus, bệnh tật qua vết thương hở. Thậm chí, không chỉ gây mệt mỏi, đau đớn mà còn có một vài trường hợp mất máu quá nhiều dẫn tới ngất hoặc các trường hợp không thể cầm máu.

3. Ngâm bồn, đi bơi hay tắm suối nước nóng

Nhiều phụ nữ thích ngâm mình trong suối nước nóng, bơi lội hoặc tắm bồn vì một số khó chịu trong cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt. Chẳng hạn như mệt mỏi về thể chất, ớn lạnh, đau nhức chân tay, đau đầu hay căng thẳng tinh thần do thay đổi hormone. Tuy nhiên, hành vi này tưởng lợi mà hại vô cùng, chẳng khác nào tự rước bệnh vào thân.

1672730377859335631448-1672730530529975740687-1672730613204-1672730613787830062917-1672734078090-1672734078481405067984.jpg

Ảnh minh họa

Lý do là cổ tử cung mở trong thời kỳ kinh nguyệt nên vi khuẩn gây bệnh trong nước có thể xâm nhập vào khoang tử cung qua đường âm đạo và gây viêm nhiễm khi cơ thể bị ngâm nước. Phổ biến như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu…

Hành vi này cũng khiến lượng máu kinh bị ra nhiều hơn. Đặc biệt là khi bạn ngâm nước quá lâu, dù là nước ấm hay có sử dụng các hóa chất tẩy rửa. Đồng thời, việc ngâm mình, đi bơi, tắm bồn còn khiến phụ nữ dễ bị cảm lạnh và lâu khỏi hơn bình thường.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng trong vòng 3 ngày sau khi hết kinh, lỗ tử cung vẫn chưa đóng hoàn toàn nên không thích hợp để tắm bồn nhé!

4. Vận động mạnh

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng, phụ nữ nên thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ chậm, thiền, yoga khi có kinh nguyệt. Chúng có thể thúc đẩy một lượng máu kinh nguyệt trong khoang tử cung nhanh chóng thải ra ngoài và giảm bớt một số triệu chứng khó chịu khi hành kinh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phụ nữ có thể tập thể dục nặng hay vận động mạnh trong thời kỳ này.

Một khi vận động mạnh, rất có thể máu kinh sẽ từ khoang tử cung chảy ngược vào khoang chậu, gây đau bụng kinh dữ dội và dễ xảy ra hàng loạt bệnh viêm nhiễm.

Hơn nữa, vận động gắng sức sẽ dẫn đến nội mạc tử cung bị bong ra quá nhiều, dẫn đến lượng máu kinh tăng lên, thời gian hành kinh kéo dài thậm chí là rong kinh.

5. Tâm trạng tiêu cực

Nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng những cảm xúc tiêu cực trong kỳ kinh nguyệt thật sự gây hại rất lớn sức khỏe phụ nữ.

Tốt nhất, chị em phụ nữ không nên có những cảm xúc tiêu cực trong kỳ kinh nguyệt. Bởi vì những cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến nội tiết của phụ nữ, khiến nội mạc tử cung bong ra và máu kinh khó ra ngoài. Những bong tróc nội mạc tử cung này sẽ tích tụ lại trong tử cung không những gây viêm nhiễm mà còn có khả năng hình thành u xơ tử cung rất cao.

1672730361078342951422-16727305858031329650445-1672730619306-1672730619413210652343-1672734081976-1672734082292129222026.jpg

Ảnh minh họa

Chưa kể tới, việc có tâm trạng tiêu cực, thất thường còn làm tăng cảm giác mệt mỏi, đau bụng kinh hoặc đau đầu cho chị em. Vì vậy, hãy cố gắng điều chỉnh tâm trạng, nuôi dưỡng cảm xúc tích cực trong những ngày hành kinh để kỳ kinh nguyệt nhẹ nhàng hơn cũng như bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022