GĐXH - Nên ăn từ 1,5 đến hai quả chuối mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể...
Gừng từ lâu vừa là món ăn, vừa là bài thuốc chữa bệnh quen thuộc của người Việt. Một trong những công dụng được áp dụng phổ biến nhất của gừng trong mùa Đông đó trị cảm lạnh, ho và giảm đau nhức xương khớp...
Theo Đông y, gừng tươi có vị cay và tính ấm. Gừng có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng phong hàn và kích thích quá trình tiêu hóa. Mặc dù gừng có giá trị dinh dưỡng và rất tiện dụng, nhưng nhiều chuyên gia y học cổ truyền khuyến cáo không nên sử dụng gừng tùy tiện, đặc biệt là vào buổi tối.
Câu nói:"Sáng sớm ăn gừng tốt hơn cả uống nước sâm, buổi tối ăn gừng độc ngang thạch tín" được lưu truyền trong dân gian khiến nhiều người lo ngại cơ thể bị nhiễm độc nếu ăn gừng vào buổi tối.
Theo giải thích của lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Thời điểm tốt nhất để dùng gừng là vào ban ngày. Bởi lúc này khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên, đem lại tác dụng tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, tốt cho tiêu hóa. Ngược lại, dương khí trong người thu lại vào buổi tối, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, tính nóng của củ gừng sẽ phát huy tác hại, gây ra đau bụng, khó ngủ, nóng trong.
Tuy nhiên, việc ví dùng gừng buổi tối độc như dùng thạch tín là có phần nói quá. Thực tế trong Đông y, gừng vẫn có mặt trong những bài thuốc kê đơn dùng buổi tối. Tuy nhiên, về liều lượng dùng gừng buổi tối như thế nào còn tùy thuộc vào đơn thuốc. Vì vậy, với những món ăn có gừng vào buổi tối, bạn vẫn có thể thưởng thức. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều.
Ảnh minh họa
4 bài thuốc trị bệnh từ gừng thích hợp trong mùa Đông
Điều trị cảm cúm
Cách dùng: Dùng gừng tươi 20g, kinh giới 20 - 30g, tử tô diệp 20 - 30g, trà 30g. Đem tất cả các vị sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, uống. Dùng rất tốt cho người bị ngoại cảm phong hàn (cảm cúm).
Trị viêm đường hô hấp
Cách dùng: Những người bị ho hen, viêm họng... nên ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng.
Trị trúng gió
Cách dùng: Dùng gừng để đánh gió cũng có tác dụng bởi gừng tính ấm, việc đánh gió bằng gừng giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng, mau hết bệnh.
Ngâm chân
Gừng kết hợp với muối có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân và chống hôi chân. Ngâm chân bằng nước muối gừng vào mỗi tối trước khi đi ngủ không chỉ có lợi cho chân mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như làm dịu cơn cao huyết áp, giúp tăng cường trí nhớ, mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho não bộ.
4 sai lầm khi ăn gừng dễ gây ngộ độc cơ thể
Ảnh minh họa
Ăn quá nhiều gừng
Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu ăn với liều lượng lớn sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.
Ăn gừng bị dập nát
Khi gừng tươi bị dập nát sẽ rất dễ tạo nên độc tố vô cùng mạnh - chất safrole. Khi ăn vào dễ gây tổn hại đến chức năng gan, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
Vì vậy, khi lựa chọn gừng tươi, nên chọn loại gừng có màu sáng, bề mặt ngoài nhẵn, không vết xước, không dập nát biến chất.
Uống nước ép gừng tươi
Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng. Nếu ăn nhiều, bạn sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa.
Ăn gừng mọc mầm
Gừng mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng rất nguy hiểm nếu dùng. Vì khi chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan.
GĐXH - Việc ăn cá khô lâu dài, thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì trong quá trình phơi sấy không bảo đảm khiến vi sinh, nấm mốc phát triển làm cá khô bị phân hủy, tạo ra độc chất rất nguy hiểm.
GĐXH - Việc ăn phải thịt và nội tạng đông lạnh nhiễm khuẩn này sẽ gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, thương hàn... và tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.