Ngày 9/12, bộ Y tế của Queensland (Australia) cho biết, 323 ống chứa virus "chết người" đã bị thất lạc khỏi phòng thí nghiệm. Vụ việc được phát hiện vào tháng 8/2023 và được mô tả là "vụ vi phạm nghiêm trọng đối với các giao thức an toàn sinh học".

Các ống virus mất tích chứa các virus Hendra, Lyssavirus và Hantavirus.

queensland-australia-virus-vials-missing-1733978615934469860943.jpg

Ảnh Internet

Theo Tiến sĩ Sam Scarpino, Giám đốc AI và khoa học sự sống tại Đại học Northeastern, các virus bị mất có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và động vật. Mặc dù tỷ lệ tử vong có thể rất cao, nhưng khả năng lây lan giữa người với người của các virus này khá hạn chế, do đó nguy cơ xảy ra dịch bệnh lớn là thấp.

1. Virus Hendra gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Virus Hendra là một loại virus hiếm gặp, lần đầu tiên được phát hiện ở Úc vào năm 1994. Loại virus này chủ yếu lây nhiễm từ động vật sang người, đặc biệt là từ dơi. Theo trang WebMD, virus Hendra có thể không lây nhiễm cho mọi người thường xuyên, nhưng nó có thể nghiêm trọng. 

Hendra cùng với Nipah là hai loại virus thuộc chi Henipavirus với khả năng lây bệnh cao cho người cũng như các động vật có vú khác.

60061589-0-image-a-1161657342636688-17339787264371379575316.jpg

Ảnh Internet

Virus Hendra gây bệnh gì?

Năm 1994, một đợt bùng phát dịch bệnh do Hendra virus gây ra tại Australia đã khiến cho một số con ngựa cùng với những người huấn luyện chúng chết do bệnh phổi đi kèm với các dấu hiệu của xuất huyết.

  • avatar1733933626458-17339336269501361037850.jpg

    Australia thất lạc hơn 300 ống chứa virus nguy hiểm chết người

Sau khi đi vào cơ thể, loại virus này có thể ủ bệnh trong thời gian khoảng 9 tới 16 ngày, sau đó, gây ra các triệu chứng về đường hô hấp khiến liên tưởng đến cúm giai đoạn nặng, chẳng hạn như: Sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho, viêm phổi. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, virus Hendra có thể tấn công hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như: Mê sảng, co giật, tê liệt. Nghiêm trọng hơn, bệnh tiến triển thành viêm não và gây tử vong.

Tổ chức Y tế Thế giới xếp các virus thuộc chi Henipavirus như Hendra vào cấp độ 4 - rất nguy hiểm cho con người.

Đã có vaccine phòng virus Hendra chưa?

Các nhà khoa học đã tìm ra loại vắc xin phòng virus Hendra cho ngựa từ tháng 11 năm 2012, điều này giúp hạn chế việc lây lan của virus từ ngựa sang cho người. Cho đến nay, việc nghiên cứu, ứng dụng vắc xin cho người chưa có kết quả.

Phòng ngừa virus Hendra như thế nào?

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với dơi và ngựa bệnh: Đây là cách tốt nhất để phòng tránh nhiễm virus Hendra.

- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với động vật.

- Nấu chín kỹ thực phẩm: Tránh ăn thịt động vật hoang dã, đặc biệt là các loài dơi.

Nếu bạn có các triệu chứng giống cúm sau khi tiếp xúc với dơi hoặc ngựa, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

2. Lyssavirus nguy hiểm như thế nào?

Lyssavirus là tên gọi chung của một nhóm virus gây ra bệnh dại. Chúng tấn công hệ thần kinh trung ương và nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dại gần như chắc chắn dẫn đến tử vong.

sddefault-17339788789181648943840.jpg

Ảnh Internet

Tại sao Lyssavirus lại nguy hiểm?

- Tỷ lệ tử vong cao: Một khi các triệu chứng bệnh dại xuất hiện, tỷ lệ tử vong gần như là 100%.

- Thời gian ủ bệnh dài: Thời gian ủ bệnh của virus dại có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, khiến việc phát hiện và điều trị trở nên khó khăn hơn.

- Triệu chứng đa dạng: Bệnh dại có thể biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau, từ các triệu chứng thần kinh nhẹ đến các triệu chứng nghiêm trọng như co giật, tê liệt và hôn mê.

Con đường lây nhiễm của Lyssavirus

- Qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh: Chó là vật chủ chính truyền bệnh dại cho người. Ngoài ra, các động vật khác như mèo, dơi, cáo, chồn cũng có thể mang mầm bệnh.

- Tiếp xúc với nước bọt hoặc mô thần kinh của động vật bị nhiễm bệnh: Virus dại có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở khi tiếp xúc với nước bọt hoặc mô thần kinh của động vật bị nhiễm bệnh.

Phòng ngừa lây nhiễm của Lyssavirus

- Tiêm phòng: Tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh dại.

- Tránh tiếp xúc với động vật lạ: Đặc biệt là các động vật hoang dã.

- Vệ sinh vết thương: Nếu bị động vật cắn, cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch, sau đó đến ngay cơ sở y tế để được khám, tiêm phòng.

- Kiểm soát động vật: Tiêm phòng đầy đủ cho chó mèo và giữ chúng trong nhà.

3. Hantavirus nguy hiểm như thế nào?

Hantavirus là một loại virus gây bệnh nghiêm trọng ở người, thường lây truyền từ chuột sang người. Mặc dù không phổ biến như một số loại virus khác, nhưng Hantavirus vẫn là một mối quan tâm lớn trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là ở những khu vực có nhiều loài gặm nhấm.

m-mrtn-hantaviruslaytloaigmnhmresize-1733978556967549296794.jpg

Ảnh Internet

Hantavirus lây qua con đường nào?

Hantavirus thường có mặt trong phân, nước tiểu và nước bọt của chuột. Con người có thể bị nhiễm bệnh khi:

Hít phải bụi chứa phân hoặc nước tiểu của chuột: Đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất.

Tiếp xúc trực tiếp với chuột bị nhiễm bệnh: Ví dụ như bị chuột cắn.

Ăn thực phẩm bị nhiễm bẩn: Thực phẩm bị nhiễm phân hoặc nước tiểu của chuột.

Hantavirus gây ra những bệnh gì?

Cơ chế sinh bệnh của Hantavirus hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng vì thiếu dữ liệu trên mô hình thực nghiệm. Virus này gây bệnh trên người thường đa dạng, có thể là nhiễm trùng không triệu chứng hoặc các thể lâm sàng có biểu hiện triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau. Có 2 thể lâm sàng biểu hiện nặng đó là Hội chứng phổi (HPS) và Hội chứng thận kèm theo sốt xuất huyết (HFRS).

Tại sao Hantavirus lại nguy hiểm?

Tỷ lệ tử vong cao: Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh do Hantavirus gây ra có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng đa dạng: Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, từ nhẹ đến nặng, bao gồm sốt, đau đầu, đau cơ, khó thở và suy hô hấp cấp tính.

Không có thuốc đặc trị: Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho bệnh do Hantavirus gây ra. Điều trị chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ các chức năng sống của cơ thể.

Khó phát hiện sớm: Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường không đặc trưng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.

hantaviruse8f63-17339789020851800042491.jpg

Ảnh Internet

Đã có vaccine phòng Hantavirus chưa?

Hiện nay chưa có vacxin phòng Hantavirus cho người, cũng chưa có thuốc kháng virus đặc trị những bệnh do virus này gây ra.

Phòng bệnh do Hantavirus gây nên như thế nào?

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, mỗi người cần nâng cao ý thức phòng ngừa Hantavirus. Các biện pháp phòng bệnh do Hantavirus gây nên:

Phòng và diệt chuột quanh khu vực sinh sống bằng cách đặt bẫy chuột, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên.

Hạn chế tiếp xúc với chuột, các loài gặm nhấm hoang dã và các sản phẩm, chất thải của chúng.

Nuôi chuột thí nghiệm cần cẩn thận và đảm bảo các khâu an toàn vệ sinh, an toàn sinh học.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung: Rửa tay bằng xà phòng, nước sạch thường xuyên, đeo khẩu trang và áo quần bảo vệ khi phải làm việc trong môi trường không đảm bảo an toàn.

Các hộ nuôi trang trại cần hạn chế để chuột xâm nhập.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022