Phụ nữ khi bước vào độ tuổi 35 phải đối mặt với hàng loạt các rắc rối từ sự thay đổi cơ thể cho tới tâm sinh lý. Suy giảm estrogen khiến tâm lý phụ nữ tuổi 35 “nắng mưa thất thường”, hay ra mồ hôi, hiện tượng tim đập nhanh, dễ bốc hỏa, tinh thần lúc nào cũng trong trạng thái lo âu, hồi hộp, và hay buồn bã vô cớ.

Khi chúng ta lo âu, căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều cortisol và adrenalin. Đây là hai loại hormone gây tăng huyết áp và tăng lượng đường trong máu, thậm chí có thể khiến một số cơ quan của cơ thể tổn thương nghiêm trọng. Nếu không khắc phục kịp thời, vấn đề này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, bạn hãy ghi chú và áp dụng ngay cách làm giảm căng thẳng, lo âu hiệu quả dưới đây để chủ động cải thiện sức khỏe bản thân.

d6b6c295-efb0-42ea-b40b-d66f4c150c02-8afe0afd-269a-4dca-846e-3933c39a70c7-16730823187091473951628.jpeg

1. Hít thở sâu

Khi bị căng thẳng, mệt mỏi, chúng ta thường cảm thấy khó chịu, bực bội, thậm chí thiếu kiên nhẫn và không thể kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của chính mình. Để trở nên bình tĩnh và sáng suốt hơn, bạn hãy hít thở thật sâu và đều.

Những bài tập thở sâu sẽ giúp bạn thư giãn tâm trí, giảm căng thẳng và cảm thấy cân bằng hơn. Nguyên nhân là do khi hít thở sâu đều đặn, hệ thần kinh phó giao cảm được kích hoạt, tăng sản xuất hóc môn tạo cảm giác dễ chịu. Với một tâm trạng tốt, cuộc sống của bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn. Lợi ích này không ghi nhận được khi duy trì các động tác thở nông, ngắn.

Vì thế khi có xung đột hay rắc rối, bạn nên dừng lại và hít thở sâu vài nhịp. Lúc này, người đọc bắt đầu hít vào thật sâu, dồn không khí xuống bụng, phình bụng ra hết mức, chậm rãi thở ra bằng miệng, cuối cùng nhẹ nhàng hóp bụng để tống toàn bộ không khí ra ngoài.

Bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn để đưa ra các quyết định đúng đắn không khiến bản thân phải hối tiếc sau này. Bí quyết đơn giản này phù hợp với tất cả mọi người, thuộc mọi lứa tuổi. Thói quen hít thở sâu thường xuyên có thể giúp bạn nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi tình trạng stress, căng thẳng, lo âu.

base64-1671505269355322553464-1673081654497-1673081654628929961022.jpeg

2. Massage bàn tay

Cách massage bàn tay là một bí quyết của người Nhật nhằm tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Xua tan những căng thẳng, mệt mỏi, nâng cao sức khỏe của đất nước “Mặt trời mọc”.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, cách massage bàn tay dưới đây có thể loại bỏ những cảm xúc tiêu cực như: lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, phẫn nộ, buồn bã… Ngoài ra, bí quyết này còn góp phần ngăn ngừa tình trạng đau nhức ngón tay – bàn tay và hạn chế triệu chứng buồn nôn, đau đầu.

Bạn nắm chặt mỗi ngón tay tối thiểu 60 giây, sau đó:

Massage ngón tay cái để giảm thiểu cảm giác căng thẳng, lo âu.  

Massage ngón tay trỏ để cải thiện vấn đề đại tràng và bài tiết. 

 Massage ngón tay giữa để tăng cường sức mạnh thần kinh.

Massage ngón áp út tốt cho tim mạch.

Massage ngón út giảm đau đầu.

3. Thiền

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu từ Đại học John Hopkins đã tìm thấy các chương trình thiền chánh niệm nói chung giúp giảm bớt các triệu chứng tâm lý của trầm cảm, lo lắng và đau đớn liên quan tới căng thẳng. Do đó ngồi thiền góp phần rất lớn trong việc điều chỉnh thái độ hành vi và cách ứng xử của chúng ta trở nên tích cực hơn.

Trong khi thiền, bạn nên tập trung sự chú ý và loại bỏ những suy nghĩ lộn xộn có thể khiến tâm trí bạn bị dồn nén và gây nên căng thẳng. Quá trình này có thể dẫn đến sức khỏe thể chất và cảm xúc của bạn được nâng cao. Bạn có thể sử dụng thiền để phát triển các thói quen và cảm giác có lợi khác, như tâm trạng và quan điểm tích cực, kỷ luật bản thân, thói quen lành mạnh và thậm chí tăng khả năng chịu đau.

4. Đi bộ

Khi tập thể dục nói chung và đi bộ, chạy bộ nói riêng, não sẽ tăng tiết hormone dopamine, endorphin và serotonin. Các hormone này có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu, buồn rầu, chán nản và bi quan.

Bên cạnh việc làm giảm những cảm xúc tiêu cực, các hormone được não bộ tiết ra khi đi bộ, chạy bộ cũng có tác dụng tạo cảm giác vui vẻ, phấn chấn, lạc quan,… Ngoài ra, hormone endorphin, dopamine và serotonin còn tạo động lực và tăng khả năng tập trung.

base64-1671505195946863663506-1673081657448-16730816575121387405324.jpeg

5. Yoga

Các bài tập yoga vừa sức nhẹ nhàng có thể hạn chế tổn thương tâm lý, tăng cường mức độ linh hoạt của cơ thể, thả lỏng cơ bắp, xua tan lo âu, mệt mỏi và duy trì tâm thế điềm tĩnh, thoải mái.

Đặc biệt, tư thế trồng cây chuối hoặc uốn cong lưng có thể giúp tâm trạng tốt lên nhanh chóng. Mỗi khi đối mặt với các tình huống căng thẳng, bạn có thể thực hiện một vài động tác yoga sau:

- Ngồi thẳng, cong chân lên và mở rộng đầu gối về hai bên, lòng bàn chân hướng vào nhau.

- Ngả lưng nhẹ nhàng xuống sàn, hai tay đặt trên bụng.

- Hít thở bằng bụng thật chậm và sâu (khoảng 30 nhịp đếm).

Tư thế đơn giản này giúp bạn xoa dịu tình trạng căng cứng, đau mỏi ở vùng cổ, mặt, hông, lưng sau một ngày học tập, làm việc chăm chỉ.

base64-1671505205332387153590-1673081660306-1673081660372645225142.jpeg

6. Làm vườn

Từ trước tới nay, hầu hết những người đam mê làm vườn đều nghĩ rằng trồng trọt là một cách gắn kết với thiên nhiên. Tuy nhiên giờ đây, với nhiều chị em, công việc này đã trở thành một phương pháp hữu ích giúp giải tỏa những phiền muộn, lo lắng của bản thân, ít nhất là vào thời kỳ khủng hoảng do tuổi trung niên đang diễn ra.

Emma có một người hàng xóm mắc chứng bệnh rối loạn lo âu một thời gian dài. Với cô ấy, nghề làm vườn còn hơn cả một phương pháp trị liệu tâm lý. Kết hợp với việc ăn uống khoa học và tập luyện thường xuyên, Emma nhìn cuộc sống giờ đây của cô ấy thật tươi mới và tràn đầy năng lượng.

Cảm giác khi được chăm sóc một vài mầm cây nhỏ, thu hoạch từ những cây cho ra quả, hay đơn giản chỉ là lặng lẽ đào một hố đất, điều đó cũng giúp đầu óc chúng ta được khuây khỏa khi đôi tay vẫn có việc để làm.

Màu xanh của cây có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Có một yếu tố tâm lý rằng việc nhìn thấy cây cỏ giúp quan sát sức khỏe.sở hữu một cách tích cực.

Hơn thế nữa, nhiều loại thảo mộc hoặc một mùi hương giúp chữa lành tâm trí giúp ngủ ngon. Các loại cây có đặc tính giúp giảm căng thẳng như hoa hồng; cây hương thảo; cây bạc hà; hoa nhài...

base64-16715052174922065578066-1673081662906-1673081662977561022786.jpeg

7. Thay đổi không gian

Nghe có vẻ lạ nhưng khi tâm trạng xuống dốc, hãy đến một nơi nào đó mà bạn chưa từng biết trước đó, khám phá và dạo vòng quanh mà không cần định trước điểm đến. Thay đổi không gian là giải pháp giúp bạn làm mới tâm trí mình.

8. Thưởng thức trà thảo mộc

Trà thảo mộc là phương thuốc giải tỏa áp lực, lo âu vô cùng đơn giản và tiết kiệm. Thức uống này rất giàu L-theanine. Đây là loại axit amin có khả năng hạn chế căng thẳng, xoa dịu tinh thần và củng cố hệ miễn dịch.

9. Nghe nhạc

m nhạc là phương thuốc chữa lành cảm xúc thần kỳ. Một bài hát vui tươi, nhẹ nhàng hoặc một bản nhạc không lời ngọt ngào, da diết có thể giúp bạn trở nên bình tĩnh, dễ chịu và thư thái hơn.

Ngày nay, “âm nhạc chữa lành” không còn là một thuật ngữ xa lạ, mà được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong trị liệu sức khỏe tinh thần. Nhiều nghiên cứu chỉ ra sức mạnh kỳ diệu của âm nhạc trong việc giảm căng thẳng, cải thiện triệu chứng bệnh trầm cảm, bệnh tự kỷ ở trẻ hay alzheimer ở người cao tuổi.

10. Thay đổi chế độ ăn uống

Ăn một chế độ ăn uống không lành mạnh thậm chí có thể đóng vai trò trong sự phát triển của rối loạn sức khỏe tâm thần như bệnh Alzheimer và tâm thần phân liệt, hoặc trong việc tăng nguy cơ trầm cảm ở những người trẻ tuổi.

Ăn trái cây tươi và rau quả, các bữa ăn nấu ở nhà, và giảm lượng đường và carbohydrate tinh chế có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nếu bạn đã được chẩn đoán bị một vấn đề sức khỏe tâm thần nào đó, ăn uống tốt sẽ giúp bạn quản lý các triệu chứng và lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống.

Điều đó có nghĩa là chuyển sang một chế độ ăn uống lành mạnh bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm mà bạn yêu thích, cắt giảm hết những thực phẩm có tinh bột,...mà chỉ đơn giản là sử dụng chúng theo đúng cách.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022