GiadinhNet - Gia đình chính là điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí Messi sau màn tỏa sáng. Anh muốn dành tặng chiến thắng cho họ, những người luôn cổ vũ anh trong mọi việc, ngay cả những giai đoạn khó khăn nhất.
Nguyên nhân chủ yếu vì lo ngại an ninh, FIFA đã rút kinh nghiệm từ bài học quá khứ. Từ năm 1974, FIFA ban hành quy định cho phép quốc gia ba lần vô địch World Cup được sở hữu vĩnh viễn chiếc cúp nữ thần vàng Jules Rimet.
Jules Rimet - chiếc cúp bất hạnh
Sau khi Brazil vô địch World Cup 1970, họ đã được FIFA ưu ái trao luôn quyền sở hữu chiếc cúp Jules Rimet. Nó đã được đem trưng bày tại một bảo tàng ở Rio de Janeiro cho đến 1986 - chiếc cúp đã bị đánh cắp ngay trong trụ sở của liên đoàn bóng đá Brazil. Vào thời điểm ấy, vụ đánh cắp đã làm rúng động bóng đá Brazil trong một thời gian dài. Không ai có thể ngờ được một vật được bảo vệ trong lồng kính chống đạn lại dễ dàng bị lấy đi như vậy. Cho đến nay, chiếc cúp vẫn chưa được tìm thấy và được tin là đã bị nấu chảy trước khi đem bán.
Vụ trộm cúp Jules Rimet ở Brazil là lần thứ hai chiếc cúp vàng bị đánh cắp. Trước đó là ở Anh, sau khi đội tuyển nước này vô địch World Cup 1966 ngay trên sân nhà. Chiếc cúp sau đó may mắn được tìm thấy trong một tờ báo bởi chú chó tên là Pickles.
Phiên bản cúp vàng World Cup thứ hai được cất giữ cẩn thận trong bảo tàng bóng đá của FIFA.
Do đó, từ sau năm 1974, chiếc cúp FIFA World Cup được làm bằng vàng 18 carat và không đội nào được giữ vĩnh viễn phiên bản này cả. Thay vào đó, sau trận chung kết, mỗi đội chỉ được giữ chiếc cúp thật trong vài phút và sau đó, ban tổ chức sẽ lấy lại trong phòng thay đồ sau trận và đem bảo quản tại bảo tàng bóng đá của FIFA ở Thuỵ Sỹ để chuẩn bị cho kỳ World Cup sắp tới. Đội vô địch chỉ được giữ một phiên bản khác của chiếc cúp - chỉ mạ vàng chứ không phải vàng nguyên khối như chiếc cúp thật.
Kể từ khi giải đấu lần đầu tiên được tổ chức năm 1930 tại Nga cho đến nay, đã có hai phiên bản cúp vàng World Cup được ra đời.
Hình ảnh đáy chiếc cúp FIFA World Cup thật. Tên của các nhà vô địch qua mỗi giải đấu sẽ được khắc ở đây và khắc bằng đúng ngôn ngữ của nước đó. Ví dụ, Đức vô địch giải đấu năm 1990 sẽ được khắc là "Deutschland" thay vì "Germany" theo tiếng Anh; Brazil vô địch năm 1994 được khắc là "Brasil" chứ không phải "Brazil"...
Ban đầu, chiếc cúp có tên là Cúp chiến thắng. Năm 1946, nó được đổi tên thành Jules Rimet. Chiếc cúp Jules Rimet được thiết kế bởi Abel Lafleur, bao gồm một cái đế hình lục giác và một nhân vật có cánh phía trên đại diện cho Nike - nữ thần chiến thắng của Hy Lạp.
Chiếc cúp thứ hai vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, thường được biết đến với tên gọi Cúp FIFA World Cup - được giới thiệu cho World Cup 1974 sau khi Brazil vô địch World Cup lần thứ 3 năm 1970 và được vinh dự giữ luôn chiếc cúp đó. Silvio Gazzaniga là tác giả của phiên bản mới.
Kể từ World Cup 1974, đội vô địch sẽ được khắc tên mình dưới đáy chiếc cúp thật. Đến World Cup 2014, tên của các đội bóng được chuyển xuống xếp thành hàng dọc (thay vì vòng tròn như lúc đầu).
Phiên bản thứ 3 của cúp vàng World Cup dự tính sẽ được giới thiệu vào World Cup 2030 nhằm kỷ niệm 100 năm giải đấu được thành lập. Một nguyên nhân khác được cho là do có thể đáy chiếc cúp cũ đã không còn chỗ để khắc thêm tên của đội vô địch được nữa.
Messi và kỳ World Cup hay nhất nhất sự nghiệp