
Tu viện Simonos Petra (Đá của Simon), tọa lạc trên núi Athos ở phía bắc Hy Lạp từ thế kỷ 13, là nơi tu hành, sinh hoạt của một cộng đồng Chính thống giáo đa dạng, đón nhận tu sĩ từ khắp nơi trên thế giới, kể cả những người cải đạo đến từ những nước mà Chính thống giáo không phải là tôn giáo chính.
Đây là một trong 20 cộng đồng tu viện toàn nam giới, có quyền tự trị ở khu vực Núi Athos (còn gọi là Núi Thánh).
Tu viện Simonos Petra (Đá của Simon), tọa lạc trên núi Athos ở phía bắc Hy Lạp từ thế kỷ 13, là nơi tu hành, sinh hoạt của một cộng đồng Chính thống giáo đa dạng, đón nhận tu sĩ từ khắp nơi trên thế giới, kể cả những người cải đạo đến từ những nước mà Chính thống giáo không phải là tôn giáo chính.
Đây là một trong 20 cộng đồng tu viện toàn nam giới, có quyền tự trị ở khu vực Núi Athos (còn gọi là Núi Thánh).

Viện phụ Elesios, người đứng đầu tu viện Simonos Petra, giải thích về sự đa dạng quốc tịch: "Về mặt tinh thần, không có biên giới, bởi Núi Thánh có bản chất đại đồng".
Tu viện chào đón bất kỳ ai muốn đến thăm, với điều kiện họ là đàn ông. Theo truyền thống hơn 1.000 năm, phụ nữ bị cấm xuất hiện trên toàn bộ bán đảo, nơi được coi là lãnh địa của Đức Mẹ đồng trinh Maria. Đàn ông theo tôn giáo khác có thể ở lại Núi Athos trong vài ngày với tư cách là khách tham quan, chỉ có nam giới Chính thống giáo mới có thể trở thành tu sĩ.
"Chúng tôi luôn mở cửa đón mọi người bằng tình yêu thương", ông bày tỏ.
Viện phụ Elesios, người đứng đầu tu viện Simonos Petra, giải thích về sự đa dạng quốc tịch: "Về mặt tinh thần, không có biên giới, bởi Núi Thánh có bản chất đại đồng".
Tu viện chào đón bất kỳ ai muốn đến thăm, với điều kiện họ là đàn ông. Theo truyền thống hơn 1.000 năm, phụ nữ bị cấm xuất hiện trên toàn bộ bán đảo, nơi được coi là lãnh địa của Đức Mẹ đồng trinh Maria. Đàn ông theo tôn giáo khác có thể ở lại Núi Athos trong vài ngày với tư cách là khách tham quan, chỉ có nam giới Chính thống giáo mới có thể trở thành tu sĩ.
"Chúng tôi luôn mở cửa đón mọi người bằng tình yêu thương", ông bày tỏ.

Cha Makarios, người Pháp, là thủ thư của tu viện. Ông là một trong những tu sĩ không phải người Hy Lạp có thời gian tu hành ở đây lâu nhất.
Ông bắt đầu hành trình tìm kiếm đức tin vào tháng 5/1968, khi còn là thanh niên trực tiếp chứng kiến biến động xã hội bắt nguồn từ phong trào biểu tình của sinh viên ở Paris. Cuộc tìm kiếm đã đưa ông đến Núi Athos năm 1975.
"Tôi tìm thấy những người hiểu và chấp nhận tôi. Họ không phán xét tôi", ông nói, cho hay cải đạo từ Công giáo La Mã sang Chính thống giáo và đã sống ở Simonos Petra được 46 năm.
Giáo hội Chính thống giáo Đông phương là hệ phái Kitô giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo La Mã. Giáo hội này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa Đông Âu, Hy Lạp, Nga, Kavkaz và Cận Đông.
Trong thiên niên kỷ đầu của Kitô giáo, Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Tây phương là một giáo hội. Vào thế kỷ 11, các khác biệt giữa Đông phương và Tây phương dẫn đến cuộc Đại ly giáo Đông - Tây năm 1054, định hình Giáo hội Chính thống giáo Đông phương và Giáo hội Công giáo La Mã.
Cha Makarios, người Pháp, là thủ thư của tu viện. Ông là một trong những tu sĩ không phải người Hy Lạp có thời gian tu hành ở đây lâu nhất.
Ông bắt đầu hành trình tìm kiếm đức tin vào tháng 5/1968, khi còn là thanh niên trực tiếp chứng kiến biến động xã hội bắt nguồn từ phong trào biểu tình của sinh viên ở Paris. Cuộc tìm kiếm đã đưa ông đến Núi Athos năm 1975.
"Tôi tìm thấy những người hiểu và chấp nhận tôi. Họ không phán xét tôi", ông nói, cho hay cải đạo từ Công giáo La Mã sang Chính thống giáo và đã sống ở Simonos Petra được 46 năm.
Giáo hội Chính thống giáo Đông phương là hệ phái Kitô giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo La Mã. Giáo hội này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa Đông Âu, Hy Lạp, Nga, Kavkaz và Cận Đông.
Trong thiên niên kỷ đầu của Kitô giáo, Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Tây phương là một giáo hội. Vào thế kỷ 11, các khác biệt giữa Đông phương và Tây phương dẫn đến cuộc Đại ly giáo Đông - Tây năm 1054, định hình Giáo hội Chính thống giáo Đông phương và Giáo hội Công giáo La Mã.

Cha Makarios giới thiệu tấm bản đồ năm 1744 mô tả tu viện Simonos Petra.
Tu viện thành lập vào thế kỷ 13 bởi Simon, ẩn sĩ sống trong hang động trên Núi Athos. Trong mơ, Đức Mẹ dặn ông xây một tu viện trên tảng đá, hứa bảo vệ và cùng ông chăm sóc tu viện. Ông qua đời năm 1287 và thánh tích của ông tiết ra một loại nhựa thơm, dẫn tới việc ông được phong chân phước là Thánh Simon Nhựa thơm.
Cha Makarios giới thiệu tấm bản đồ năm 1744 mô tả tu viện Simonos Petra.
Tu viện thành lập vào thế kỷ 13 bởi Simon, ẩn sĩ sống trong hang động trên Núi Athos. Trong mơ, Đức Mẹ dặn ông xây một tu viện trên tảng đá, hứa bảo vệ và cùng ông chăm sóc tu viện. Ông qua đời năm 1287 và thánh tích của ông tiết ra một loại nhựa thơm, dẫn tới việc ông được phong chân phước là Thánh Simon Nhựa thơm.

Cha Kosmas (trái) và Cha Nyfmon đi dạo trong tu viện.
Tu viện cao 7 tầng, được coi là kỳ quan táo bạo của kiến trúc Byzantine. Công trình đã trở thành biểu tượng của sự kiên cường trong suốt chiều dài lịch sử, phục hồi sau ba trận hỏa hoạn, lần gần nhất vào cuối những năm 1800.
Cha Kosmas (trái) và Cha Nyfmon đi dạo trong tu viện.
Tu viện cao 7 tầng, được coi là kỳ quan táo bạo của kiến trúc Byzantine. Công trình đã trở thành biểu tượng của sự kiên cường trong suốt chiều dài lịch sử, phục hồi sau ba trận hỏa hoạn, lần gần nhất vào cuối những năm 1800.

Phần lớn trong số 65 tu sĩ đang tu hành ở Simonos Petra đến từ các quốc gia châu Âu nơi Chính thống giáo là tôn giáo chính như Romania, Serbia, Nga, Moldova, Cyprus và Hy Lạp. Ngoài ra còn những tu sĩ đến từ Trung Quốc, Đức, Hungary, Mỹ, Australia, Pháp, Lebanon và Syria.
Trong ảnh là Cha Isaiah 50 tuổi, người gốc Hoa, lớn lên ở Thụy Sĩ và tới đây tu hành từ năm 2006.
"Lúc ở Thụy Sĩ, tôi đã cố gắng tìm hiểu mình đang làm gì, mình sẽ đi đâu, ý nghĩa cuộc sống là gì", ông nói khi đứng trên ban công tầng 5, cạnh một chiếc tời dùng để kéo giỏ đựng vật tư từ kho ở tầng dưới lên cao.
"Về bản chất, đó là một cuộc tìm kiếm sâu sắc về đời sống tâm linh, chính là câu trả lời cho ý nghĩa cuộc sống", ông nói.
Trong tu viện, ông tìm thấy tình huynh đệ giữa các tu sĩ đến từ 14 quốc gia và quyết định ở lại.
"Chúng tôi tập hợp lại với nhau bằng một số nguyên tắc, đó là tình yêu thương đối với người bên cạnh và tình yêu dành cho Chúa", Isaiah nói. Trong những kết nối con người và tâm linh mà ông trải nghiệm ở Simonos Petras, "tôi đã tìm thấy một câu trả lời sâu sắc cho tất cả những gì tôi từng tìm kiếm thời trẻ".
Phần lớn trong số 65 tu sĩ đang tu hành ở Simonos Petra đến từ các quốc gia châu Âu nơi Chính thống giáo là tôn giáo chính như Romania, Serbia, Nga, Moldova, Cyprus và Hy Lạp. Ngoài ra còn những tu sĩ đến từ Trung Quốc, Đức, Hungary, Mỹ, Australia, Pháp, Lebanon và Syria.
Trong ảnh là Cha Isaiah 50 tuổi, người gốc Hoa, lớn lên ở Thụy Sĩ và tới đây tu hành từ năm 2006.
"Lúc ở Thụy Sĩ, tôi đã cố gắng tìm hiểu mình đang làm gì, mình sẽ đi đâu, ý nghĩa cuộc sống là gì", ông nói khi đứng trên ban công tầng 5, cạnh một chiếc tời dùng để kéo giỏ đựng vật tư từ kho ở tầng dưới lên cao.
"Về bản chất, đó là một cuộc tìm kiếm sâu sắc về đời sống tâm linh, chính là câu trả lời cho ý nghĩa cuộc sống", ông nói.
Trong tu viện, ông tìm thấy tình huynh đệ giữa các tu sĩ đến từ 14 quốc gia và quyết định ở lại.
"Chúng tôi tập hợp lại với nhau bằng một số nguyên tắc, đó là tình yêu thương đối với người bên cạnh và tình yêu dành cho Chúa", Isaiah nói. Trong những kết nối con người và tâm linh mà ông trải nghiệm ở Simonos Petras, "tôi đã tìm thấy một câu trả lời sâu sắc cho tất cả những gì tôi từng tìm kiếm thời trẻ".

Cha Serafeim, người Lebanon - Syria, pha cà phê trong nhà bếp. Ông sống trong tu viện từ năm 2010, cho hay Viện phụ Eliseos và người tiền nhiệm Elder Emilianos luôn chào đón người nước ngoài.
"Bạn không cảm thấy mình là người lạ, bạn cảm thấy ngay từ đầu rằng mình là một thành viên bình đẳng trong tình huynh đệ", Serafeim nói. Ông từng đến Hy Lạp học thần học ở thành phố Thessaloniki, phía bắc đất nước. "Tinh thần cởi mở đó đã thu hút nhiều tâm hồn đang tìm kiếm ý nghĩa chân thực, sâu sắc của cuộc đời".
Cha Serafeim, người Lebanon - Syria, pha cà phê trong nhà bếp. Ông sống trong tu viện từ năm 2010, cho hay Viện phụ Eliseos và người tiền nhiệm Elder Emilianos luôn chào đón người nước ngoài.
"Bạn không cảm thấy mình là người lạ, bạn cảm thấy ngay từ đầu rằng mình là một thành viên bình đẳng trong tình huynh đệ", Serafeim nói. Ông từng đến Hy Lạp học thần học ở thành phố Thessaloniki, phía bắc đất nước. "Tinh thần cởi mở đó đã thu hút nhiều tâm hồn đang tìm kiếm ý nghĩa chân thực, sâu sắc của cuộc đời".

Cha Serafeim thắp nến bên trong nhà xương cốt, nơi đặt những chiếc kệ chất đầy hộp sọ của các tu sĩ quá cố ở Simonos Petra.
Cha Serafeim thắp nến bên trong nhà xương cốt, nơi đặt những chiếc kệ chất đầy hộp sọ của các tu sĩ quá cố ở Simonos Petra.

Cha Simon rung chuông để triệu tập các tu sĩ và du khách đến buổi cầu nguyện buổi chiều.
Cha Simon rung chuông để triệu tập các tu sĩ và du khách đến buổi cầu nguyện buổi chiều.

Viện phụ Eliseos đọc kinh trong buổi lễ chiều.
Viện phụ Eliseos đọc kinh trong buổi lễ chiều.

Các tu sĩ làm lễ trong buổi cầu nguyện.
Các tu sĩ làm lễ trong buổi cầu nguyện.

Cha Paisios đi dạo trong khuôn viên tu viện.
Cuộc sống trong tu viện và khắp Núi Athos hầu như không thay đổi trong hơn 1.000 năm từ khi Chính thống giáo có mặt ở đây. Một ngày bắt đầu trước khi mặt trời mọc, bằng các buổi cầu nguyện. Sau đó các tu sĩ trồng rau, làm mộc, nấu rượu, nấu ăn, sinh hoạt nghệ thuật, sắp xếp giấy tờ, làm công việc của giáo hội.
Nằm giữa sườn đồi, xung quanh là rừng rậm, tu sĩ tận dụng đất đai để canh tác, trồng các loại thảo mộc, trái cây và rau quả, cung cấp cho nhà bếp tu viện. Họ lắp các tấm quang năng để sử dụng nguồn điện bền vững.
Cha Paisios đi dạo trong khuôn viên tu viện.
Cuộc sống trong tu viện và khắp Núi Athos hầu như không thay đổi trong hơn 1.000 năm từ khi Chính thống giáo có mặt ở đây. Một ngày bắt đầu trước khi mặt trời mọc, bằng các buổi cầu nguyện. Sau đó các tu sĩ trồng rau, làm mộc, nấu rượu, nấu ăn, sinh hoạt nghệ thuật, sắp xếp giấy tờ, làm công việc của giáo hội.
Nằm giữa sườn đồi, xung quanh là rừng rậm, tu sĩ tận dụng đất đai để canh tác, trồng các loại thảo mộc, trái cây và rau quả, cung cấp cho nhà bếp tu viện. Họ lắp các tấm quang năng để sử dụng nguồn điện bền vững.
Hồng Hạnh (Ảnh: AP)