Đài quan sát Trái Đất của NASA vừa công bố hình ảnh giống với đầu lâu đang phát sáng, hướng mắt dòm lên không gian. Hình đầu lâu này nằm tại trung tâm của miệng núi lửa khổng lồ Trou au Natron ở sa mạc Sahara.

nui-lua-2-08514061-1699317189251-16993171978272005969288.jpg

Phi hành gia ghi lại ảnh đầu lâu khổng lồ phát sáng ở Sahara. (Ảnh: Trạm vũ trụ quốc tế)

Hình ảnh độc đáo này được một phi hành gia giấu tên chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) khi bay qua dãy núi Tibesti Massif - trải dài từ trung tâm sa mạc Sahara qua Chad và Libya.

"Khối đầu lâu" nằm ngay miệng núi lửa Trou au Natron rộng khoảng 1.000m. Nó cũng là tàn tích sót lại sau vụ phun trào núi lửa lớn diễn ra cách đây rất lâu.

Màu trắng của phần miệng, mũi và má của đầu lâu được tạo ra bởi lớp chất natron - hỗn hợp tự nhiên của natri cacbonat decahydrat, natri bicarbonate, natri clorua, natri sunfat, do hoạt động địa nhiệt trong khu vực tạo nên.

nui-lua-1-08511027-1699317199583-1699317199985868160121.jpg

Trou au Natron không quá ma quái khi nhìn từ mặt đất. (Ảnh: Gerhard Holub)

Các khu vực lỗ mũi và mắt thực chất là những ngọn đồi hình nón dốc được hình thành xung quanh miệng núi lửa cỡ vài nghìn hoặc vài triệu năm tuổi. Còn vùng tối ở bên trái khuôn mặt là bóng do vành địa chất cao của miệng núi lửa tạo ra.

Theo Đài quan sát Trái Đất, vào những năm 1960, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hóa thạch của ốc biển, sinh vật phù du bên dưới lớp phủ natron của miệng núi lửa này. Vào năm 2015, một đoàn thám hiểm khác đã tìm thấy hóa thạch tảo có niên đại 120.000 nằm ngay tại khu vực.

HUỲNH DŨNG (Nguồn: Space)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022