Trong bảng xếp hạng do Economist Intelligence Unit [EIU] công bố, các nhà nghiên cứu của danh sách đã đánh giá hơn 170 thành phố dựa trên các tiêu chí về sự ổn định, chăm sóc sức khỏe, văn hóa và môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng.

Trong số tất cả các thành phố đáng sống trên thế giới, Melbourne là thành phố được xếp hạng cao nhất ở Úc, đặc biệt là các tiêu chí về chất lượng giáo dục và khả năng tiếp cận giáo dục cũng như cơ sở hạ tầng.

Tiện nghi ở Melbourne

Sự tiện nghi được thể hiện ở những chi tiết nhỏ nhưng lại vô cùng tinh tế của Melbourne. Ví dụ như trên đường phố có những máy bơm xe đạp công cộng kèm theo máy đo, nhằm phục vụ mạng lưới xe đạp dày đặc trên khắp thành phố. Ngoài ra ở trung tâm thương mại có các trạm nước lọc, ở các công trình lịch sử thì gắn các biển báo và thông tin chi tiết. 

ofo-sydney-1-1200x800-16869805442811770318339-1687129421158-16871294215911627644139.jpg

Xe điện công cộng miễn phí trong trung tâm thành phố được sinh viên, người thu nhập thấp và khách du lịch ưa thích. Đường xá được bảo trì tốt, những người tham gia giao thông rất lịch sự, và trên đường phố hầu như không có tiếng còi xe ồn ào. Melbourne sở hữu nhiều viện bảo tàng và phòng trưng bày: Phòng Trưng bày Quốc gia Victoria, Trung tâm Ảnh động Úc (ACMI), Nhà tù Melbourne, Bảo tàng Melbourne và Bảo tàng Hellenic. Đó là những khu trưng bày được đánh giá cao và có nhiều cửa hàng lưu niệm bậc nhất thế giới. 

image-16869804699171977818517-1687129422102-1687129422239866099976.jpg

Bảo tàng Melbourne

kham-pha-phong-trung-bay-quoc-gia-victoria2-16869804814531092583359-1687129422775-1687129422943907712935.jpg

Phòng Trưng bày Quốc gia Victoria

Hiện đại và cổ kính

Bên cạnh những công trình kiến trúc đồ sộ là những khu công viên rộng lớn lên tới 480 ha, tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho thành phố. Tiêu biểu là Vườn Bách thảo Hoàng gia với hệ thực vật phong phú và đa dạng.

Đối lập với những tòa nhà chọc trời hiện đại ở khắp Melbourne là dáng dấp của những công trình lịch sử, tạo nên bầu không khí hiện đại pha lẫn cổ điển ở thành phố. Khu điền viên và phòng đọc sách của thư viện cổ State Library (được thành lập từ năm 1854) luôn đón nhận số lượng lớn sinh viên tới đây để học tập hàng ngày. Melbourne có một chuỗi các cửa hàng sách như The Paperback, Reading, Books for Cooks và Hill of Content. Các cửa hàng vẫn tồn tại độc lập trong thời đại chuyển đổi số ngày nay.

ec199619a66f52d96fac92d67f6230c71600x1200-1686980588497562654027-1687129423470-16871294236191470712468.jpeg

Thư viện cổ State Library

Melbourne cũng nổi tiếng với Chợ Queen Victoria, South Melbourne Market, các nhà hàng và những cửa hàng bánh ngọt. Ngoài ra, người dân ở đây đặc biệt yêu thích cà phê, và coi cà phê là một loại “trà đen”, một nét văn hoá đặc trưng của Melbourne.

Chi phí đắt đỏ

Tuy nhiên, chi phí khi ăn uống tại hàng quán khá là đắt đỏ. Trung bình một người ăn nhà hàng có thể mất 50 đô Úc (784.000 VNĐ) kèm theo khoản phụ phí 10 đến 15% vào ngày cuối tuần. Điều này là do nhân viên phục vụ chỉ được trả mức lương đủ sống. Mức lương tối thiểu một giờ làm của Úc là 21 đô Úc (329.000 VNĐ). Đối với một đầu bếp lâu năm, số tiền họ kiếm được có thể gấp đôi. Một yếu tố nữa là các khoản thuế rất cao. Theo trang www.expatinfodesk.com, mức lương 180.000 đô Úc (2,8 tỷ VNĐ) có thể bị đánh thuế hơn 34%.

vue-de-monde-126574-1-1686980643447166028927-1687129424090-1687129424208218243216.jpg

Một con tem dán trên tấm bưu thiếp quá cỡ gửi tới Paris có giá 14 đô Úc (219.000 VNĐ), gần bằng với giá vé xem phim. Tuy nhiên chi phí đi lại khá rẻ. Một chuyến tàu điện chỉ tốn 4 đô Úc (62.000 VNĐ) và chuyến tàu từ Melbourne tới Ballarat, cách đó 90 phút, cũng không đắt hơn là bao.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022