1. Những tảng đá ở Moeraki, New Zealand

Tới nay, những tảng đá hình cầu bí ẩn nằm rải rác dọc bãi biển Koekohe, New Zealand vẫn là một bí ẩn lớn khiến các nhà khoa học đau đầu tìm lời giải. Biết rằng, mỗi tảng đá ở đây nặng vài tấn và cao tới 2m. Chúng có nhiều vết nứt và trông rất giống trứng khủng long. Theo các nhà khoa học, những tảng đá này hình thành bắt đầu từ khoảng 60 triệu năm trước.

da-1-16677333598431972464358-1667863222449-16678632227521584344910.jpg

Những tảng đá ở Moeraki có hình dáng rất giống với những quả trứng khủng long cổ đại. (Ảnh: Pixabay)

Phân tích của các nhà chuyên môn cho thấy, chúng hình thành bằng cách thu nhặt và làm dày lớp trầm tích và chất khoáng xung quanh phần lõi tương tự với cách con hàu tạo nên ngọc trai. Các nhà địa chất gọi những tảng đá kỳ lạ này là khối kết hạch đá Septarian (Septarian concretion). Không chỉ có ở bãi biển Koekohe, bạn có thể tìm thấy những tảng đá hình cầu tương tự ở gần cảng Hokianga.

2. Hang động Waitomo Glowworm

Hang động Waitomo Glowworm nằm tại thị trấn Waitomo thuộc vùng đảo Bắc New Zealand. Hang động này là một phần của hệ thống 3 hang gồm Waitomo, Ruakuri và Aranui. Kể từ khi được tìm thấy, nơi đây nhanh chóng trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách. Vẻ đẹp độc đáo của Waitomo Glowworm là hang động này có thể phát ra ánh sáng kỳ lạ khiến du khách cứ ngỡ như đang lơ lửng giữa muôn vì sao.

hang-dong-2-1667733359899790258622-1667863225644-16678632259181085542318.jpg

Hang động Waitomo Glowworm có một vẻ đẹp "độc nhất vô nhị". (Ảnh: Pixabay)

Các nhà khoa học đã xác định được rằng, khung cảnh ảo diệu "độc nhất vô nhị" của hang động Waitomo Glowworm là do một loài đom đóm sinh sống ở nơi này. Loại đom đóm này có tên khoa học là Arachnocampa Luminosa. Chúng không phát ra ánh sáng vàng như các loại thông thường mà là màu xanh da trời pha xanh lá cây. Một cách vô tình, ánh sáng của chúng vốn là để thu hút con mồi nhưng lại tạo nên một vẻ đẹp vô cùng ấn tượng cho hang động Waitomo Glowworm.

3. Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ

Pamukkale nằm trong Thung lũng sông Menderes thuộc tỉnh Denizli là một địa danh du lịch nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ và thế giới. Pamukkale trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là "lâu đài bằng bông". Pamukkale nằm ở vết đứt gãy giữa các mảng kiến tạo và ở dưới sâu trong lòng đất của khu vực này là sự hoạt động của các núi lửa đã tạo ra hàng loạt các hang động chứa đầy khí cacbon dioxit và các suối nước nóng.

pamukkale-5-1667733360475311561323-1667863227719-1667863227827225023521.jpg

Pamukkale gây ấn tượng với các du khách nhờ những suối nước nóng bậc thang trải dài trên sườn núi đá vôi trắng. (Ảnh: Pixabay)

Nhìn từ xa Pamukkale trông như một ngọn núi tuyết hùng vĩ. Nhưng những suối nước nóng giàu khoáng chất tại đây không giống bất kỳ nơi nào trên thế giới và mang vẻ đẹp thực sự ấn tượng. Chúng tạo thành những bậc thang trải dài 2700m trên sườn núi đá vôi trắng. Với mực nước chỉ khoảng nửa mét và nước suối giàu khoáng chất, Pamukkale thực sự là một nơi nghỉ dưỡng hoàn hảo cho các du khách.

4. Salar de Uyuni, Bolivia

Salar de Uyuni được coi là cánh đồng muối lớn nhất thế giới với diện tích lên tới hơn 10.000 km2. Salar de Uyuni nằm ở phía tây nam, giữa vùng Potosi và Oruro của Bolivia. Theo các nhà khảo cổ, nó được hình thành do sự thay đổi kết cấu địa tầng và kết quả lắng đọng của các vùng biển từ thời tiền sử.

ho-muoi-6-16677333599401444461459-1667863229751-16678632300201650408921.jpg

Cánh đồng muối khi ngập nước lại như biến thành một tấm gương thiên nhiên khổng lồ. (Ảnh: Pixabay)

Thời tiền sử, các vùng biển này đã bao phủ toàn bộ phía tây nam của Bolivia. Tuy nhiên sau đó, nước dần cạn kiệt, hiện nay chỉ còn sót lại hai tiểu hồ là Poopo và Uru Uru. Trong một số hang động, các nhà khảo cổ vẫn tìm được hóa thạch san hô là dấu tích chứng minh về một vùng biển đã tồn tại trong quá khứ. Khi các cánh đồng muối này ngập nước, mặt nước đã biến thành tấm gương thiên nhiên khổng lồ phản chiếu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ xung quanh, tạo nên một cảm giác vừa lạ vừa siêu nhiên.

5. Sa mạc Trắng, Ai Cập

Sa mạc Trắng còn được gọi là Farafra nằm ở miền Bắc Farafra Oasis, cách thủ đô Cairo của Ai Cập khoảng 570 km. Sa mạc này có diện tích khoảng 3.010 km2 và nổi tiếng với những tảng đá hình thành tự nhiên với nhiều hình dạng khác nhau do bão cát ăn mòn.

sa-mac-trang8-1667733360667631782486-1667863231904-1667863232075704873121.jpg

Sa mạc Trắng với những tảng đá có hình thù kỳ dị khiến du khách có cảm giác như lạc vào hành tinh khác. (Ảnh: Pixabay)

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sa mạc này trước kia là biển, sau khi nước biển rút, những vỏ sò vỏ ốc vẫn còn lưu lại trên những mỏm đá. Với màu trắng muốt của những cồn cát và những công trình bằng đá tự nhiên khổng lồ khiến nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan.

Điểm hấp dẫn du khách nhất của sa mạc Trắng chính là những tảng đá có hình thù kỳ lạ trải dài khắp nơi trong không gian mênh mông. Có tảng có hình như cây nấm, có tảng lại giống chiếc ô đang cụp, tảng khác lại như một con chim, con thỏ, con hay một con lạc đà… Đặc biệt, vào mỗi khoảng thời gian trong ngày, những phiến đá này sẽ biến đổi màu khi thì màu hồng nhạt, khi lại có màu đỏ, lúc lại mang sắc tím nhàn nhạt khiến du khách phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ấn tượng này.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022