Vào chiều 7/9, để dập tắt mọi tin đồn thất thiệt, quy chụp mình ăn chặn tiền từ thiện, nam MC Trấn Thành đã đăng tải bản sao kê dài hơn 1000 trang, chia thành hơn 10 post đăng tải lên trang cá nhân.

Thế nhưng, bên cạnh những khen ngợi từ phía các fans thì cũng có không ít người bày tỏ sự hoài nghi, tranh cãi quanh bản sao kê mà Trấn Thành vừa tung lên mạng. Trong đó có ý kiến nói rằng, bản sao kê lạ lẫm, bị che và có nhiều thông tin, chụp ảnh mập mờ.

Cơ quan chức năng phải vào cuộc xác minh thì bản sao kê mới đáng tin cậy

Nhận định về sự việc này, luật sư Đặng Văn Cường- Trưởng VP Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, việc Trấn Thành tung sao kê từ thiện là một hành động cần thiết nhằm chứng minh sự trong sạch của mình. 

1-16310888948992027894479.jpg

Trước sức ép của dư luận, MC Trấn Thành đã công bố sao kê từ thiện.

Tuy nhiên, nếu để đánh giá độ tin cậy thì những thông tin của cơ quan chức năng sẽ đáng tin cậy hơn là thông tin của cá nhân tự mình đưa ra. Bởi khi cơ quan chức năng đưa ra thì phải qua một quá trình kiểm tra, xác minh, xét duyệt và có người chịu trách nhiệm về nội dung thông tin. 

1-16310889334181746097243.png

Hình ảnh thông báo sao kê của nam MC Trấn Thành

Còn thông tin của cá nhân đưa lên mạng xã hội thì chỉ có cá nhân đó chịu trách nhiệm mà chưa có cơ quan nào kiểm chứng, xác thực. Đồng thời, cá nhân thì cũng có thể bị cảm xúc, tình cảm chi phối đối với nội dung thông tin.

Trấn Thành đã công khai thông tin sao kê ngân hàng, nhưng những thông tin này có chính xác hay không, đã đầy đủ hay chưa, giá trị chứng minh đến đâu thì phải xem xét kỹ từng nội dung chi tiết. Có lẽ, chỉ có những người trong cuộc, những người đã chuyển tiền cho Trấn Thành và những người đã được nhận tiền, tự mình kiểm tra, tính toán các con số, tổng hợp rồi đối chiếu với thông tin, trả lời từ phía ngân hàng thì mới xác định được tính chính xác của những thông tin này đến đâu.

Nếu mạnh thường quân nghi ngờ sao kê mập mờ có thể báo công an

Xét dưới góc độ pháp lý, luật sư Cường phân tích, trường hợp của Trấn Thành chỉ đứng ra kêu gọi tiền ủng hộ từ thiện nhưng không trực tiếp đi phát cho người khó khăn mà giao người khác thực hiện (cụ thể là mẹ đẻ ca sĩ Hồ Ngọc Hà và MC Đại Nghĩa). Bởi vậy, thông tin về số tiền chuyển đến, chuyển đi là quan trọng để chứng minh MC này đã nhận bao nhiêu.

0-1631088953293968317426.jpg

MC Đại Nghĩa là 1 trong 2 người được Trấn Thành giao trọng trách sử dụng tiền các nhà hảo tâm đóng góp làm từ thiện giúp đỡ người dân.

Luật sư cho rằng, cần xem lại nội dung kêu gọi của Trấn Thành. Trong trường hợp MC này quyên góp để ủng hộ đồng bào miền Trung nhưng không nói sẽ đưa qua một bên trung gian khác, hoặc không kết hợp với nhóm nào khác có nghĩa rằng, chính bản thân Trấn Thành phải có trách nhiệm phải chuyển giao đến người dân theo cam kết với những người đóng góp.

Theo luật sư, về bản chất đây là mối quan hệ dân sự, nếu có tranh chấp khiếu kiện sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. 

"Người đứng ra kêu gọi đóng góp mà không thực hiện theo đúng cam kết thì người đóng góp có quyền đòi lại tiền, tải sản", luật sư nói, nếu không được trả, người đóng góp có thể khởi kiện đến tòa án.

00-16310889843871860839717.jpg

Mặc dù Trấn Thành đã tung 1.000 trang sao kê nhưng vẫn khiến cư dân mạng tranh cãi, bắt lỗi vì sự mập mờ thông tin.

Mặt khác, vụ việc cũng có thể chuyển hóa thành quan hệ hình sự nếu như có thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, lợi dụng hoạt động từ thiện để trục lợi. Các bên có nghi ngờ hành vi chiếm đoạt tài sản, số tiền quyên góp đó không đến được với đồng bào lũ lụt thì có quyền trình báo cơ quan điều tra để được xem xét.

Luật sư cho rằng: "Nếu những thông tin Trấn Thành đăng trên mạng xã hội là những tài liệu lấy từ ngân hàng, có xác nhận của ngân hàng, có đầy đủ các danh mục thông tin, không bị tẩy xóa. Qua kiểm tra cho thấy những người đã chuyển tiền cho nghệ sĩ này đều có thông tin, thời gian chuyển tiền và tổng số tiền khớp với các con số, số tiền chuyển đi là toàn bộ số tiền nhận được thì đó là những chứng cứ quan trọng để chứng minh cho sự trong sạch của nghệ sĩ này.

Trong trường hợp người hâm mộ và những "mạnh thường quân" nộp tiền vào tài khoản của Trấn Thành mà còn nghi ngờ vào sự trung thực của tài liệu, số liệu mà nghệ sĩ này đưa ra, tài liệu chưa có xác nhận của phía ngân hàng, nhiều nội dung bị tẩy xóa, thông tin chưa đầy đủ thì có quyền trình báo sự việc với cơ quan chức năng để được xem xét và giải quyết vụ việc theo quy định".

Theo luật sư Cường, thông tin trên mạng xã hội chỉ là thông tin dư luận, một nghệ sĩ, MC được người này yêu, kẻ khác ghét cũng là câu chuyện bình thường. Khi có tranh chấp, mẫu thuẫn, ngờ vực mà không thể tự giải quyết được với nhau thì việc đưa ra pháp luật là một hành xử văn minh, không nên để tình trạng nghi ngờ kéo dài trong cộng đồng gây bất ổn xã hội, ảnh hưởng đến công tác thiện nguyện chính đáng.

Để tránh rơi vào rắc rối kiện cáo, những người hoạt động từ thiện cần làm gì?

Luật sư Cường phân tích, để công việc thiện nguyện ngày càng chuyên nghiệp, tránh rơi vào rắc rối kiện cáo, luật sư Cường cho rằng, những người thực hiện hoạt động từ thiện cần phải thực hiện đầy đủ các bước như: Thông tin đưa ra để kêu gọi từ thiện phải rõ ràng, minh bạch về mục đích, đối tượng từ thiện, phương thức thu nhận, phương thức quản lý, chế độ tài chính kế toán; chi phí cho việc quản lý, chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động từ thiện, cơ chế giám sát; Thời điểm thực hiện hoạt động từ thiện, thời điểm kết thúc hoạt động từ thiện; Những thủ tục công khai minh bạch, báo cáo kết quả. Thường xuyên cập nhật thông tin về số tiền đã tiếp nhận, tài sản đã tiếp nhận, phương thức quản lý và kế hoạch thực hiện từ thiện.

0-16310890161631971686455.jpg

Thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường

Nếu số tiền tiếp nhận được lớn thì cần mời bên thứ ba tham gia giám sát, kiểm tra và phối hợp để thực hiện hoạt động từ thiện, nếu bên thứ ba là cơ quan chức năng phải cơ quan nhà nước thì càng thể hiện sự công khai minh bạch.

Phải lưu giữ tất cả các chứng cứ về số tiền thu, chi, các chi phí và xác nhận của các bên liên quan, kết quả kiểm tra giám sát của bên thứ ba để giải trình bất cứ khoản thu chi nào cho những người đã nộp tiền, đóng góp vào quỹ từ thiện đó.

Mặt khác, để hoạt động từ thiện đi vào khuôn khổ, cơ quan chức năng cũng cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động này. Cần có sự quản lý của nhà nước để thúc đẩy hoạt động từ thiện được công khai, minh bạch, tránh những mâu thuẫn tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây ra những mâu thuẫn, mất đoàn kết trong nhân dân.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022