Người xưa có câu: "Phòng lớn người ít, không được ở".
Sở hữu ngôi nhà to lớn, khang trang là mơ ước của bao người, nhưng người xưa cho rằng ngôi nhà không phải là càng lớn thì càng tốt, đặc biệt là phòng ngủ.
Hoàng đế ở các triều đại phong kiến Trung Quốc được xem sự tồn tại tối cao trong thiên hạ, giàu sang bậc nhất như Hoàng đế nhà Minh-Thanh sống trong Tử Cấm Thành, nơi được mệnh danh là cung điện hoàng gia kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới.
Thế nhưng những ai từng đến thăm Cố cung (tên gọi hiện tại của Tử Cấm Thành), có lẽ sẽ phát hiện, phòng ngủ của Hoàng đế thường không rộng quá 10 mét vuông. Tại sao bậc quân chủ của thiên hạ này, ở những phương diện khác thì xa hoa vô kể, còn phòng ngủ lại “khiêm tốn” như thế?
Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và trực diện hơn bằng một ví dụ:
Trong một căn phòng 10 mét vuông, lắp một máy điều hòa. 15 phút sau khi khởi động điều hòa, căn phòng mát mẻ hơn hẳn. Vì không gian nhỏ, năng lượng nhanh chóng bão hòa. Không gian càng nhỏ, càng cần ít năng lượng cần thiết.
Ẩn ý phía sau cách xưng hô 'Trẫm' của Tần Thủy Hoàng, đặc biệt đến mức những Hoàng đế về sau cũng học theoĐọc ngay
Nhưng khi bạn đặt một điều hòa trong căn phòng rộng 100 mét vuông, có lẽ lúc này điều hòa mất đi tác dụng làm mát. Mặc dù điều hòa hoạt động liên tục, nhiệt độ bên trong căn phòng vẫn không đạt được mục tiêu mong muốn.
Nhìn lại, chúng ta cũng là một cơ thể mang đầy năng lượng. Nếu thay thế máy điều hòa bằng con người, khi ở trong căn phòng rộng lớn, năng lượng con người bị thất thoát đi rất nhiều. Do đó, kích thước của ngôi nhà phải tỷ lệ thuận với số lượng người bên trong.
Chúng ta hãy tham khảo sinh hoạt của các vị Hoàng đế sống trong Tử Cấm Thành.
Phòng ngủ Hoàng đế trong "Diên Hy công lược"
Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới với diện tích 720.000 mét vuông và tổng cộng gần 9000 gian phòng (hiện còn tồn tại 890 kiến trúc cung điện và 8707 gian). Nhưng khi đi vào phòng nghỉ, thư phòng của Hoàng đế như Dưỡng Tâm Trai, Tam Hi Đường… bạn sẽ nhận ra: nơi ở của Hoàng đế cũng không lớn hơn thường dân bao nhiêu! Cũng chỉ hơn 10 mét vuông mà thôi!
Tam Hi Đường
Đặc biệt là "long sàng" (giường ngủ của Hoàng đế), có lẽ còn không dài bằng giường ngủ nhà bạn. Hơn nữa khi Hoàng Thượng ngủ, giường còn phải buông hai bên rèm xuống, không gian càng thêm nhỏ hẹp, không đến 10 mét vuông.
Phòng cưới của Hoàng đế Phổ Nghi và Hoàng hậu Uyển Dung
Trên thực tế, phòng ngủ "nhỏ" là kết quả của sự sắp xếp có chủ ý.
Thử tượng tượng xem, bạn ngủ trong một căn phòng 30-40 mét vuông, tất cả âm thanh phát ra từ phòng, bao gồm cả âm thanh truyền đến trên đường phố, đều vô cùng rõ ràng, thậm chí bạn còn có thể nghe tiếng ong ong trong đầu. Vậy bạn có thể ngủ ngon trong không gian này không?
Trên thực tế, phòng rộng có thể dùng cho sinh hoạt bình thường, nhưng không quá lý tưởng để nghỉ ngơi và thả lỏng, như phòng ngủ.
Theo lý thuyết y học hiện đại và tâm lý học, con người sẽ xuất hiện cảm giác "o bế" trong không gian thích hợp. Cảm giác này ngược lại khiến nhiều người có thể kiểm soát môi trường xung quanh, vững tâm, dễ dàng rơi vào giấc ngủ. Hơn nữa, không khí không lưu thông nhiều, yên tĩnh, chất lượng giấc ngủ sẽ cao hơn.
Người Trung Quốc xưa cực kỳ coi trọng âm dương, chú ý đến sự cân bằng. Căn phòng có không gian mở rộng, vừa bước vào sẽ cảm thấy trên người lạnh toát, tương tự như cách nói trong dân gian: "Âm khí quá nặng".
Tất nhiên, "âm khí" là khái niệm rất huyễn hoặc và không thực tế, cảm giác bất an trong tâm lý mới là nguyên nhân thực sự.
Người xưa coi trọng phong thủy, cho rằng nhà cửa cần được nuôi dưỡng bởi con người, nhà cửa rộng bao nhiêu thì cần bấy nhiêu năng lượng. Do đó mới có quan niệm “nhà rộng người ít, là hung hiểm”. Phòng ngủ của Hoàng đế cũng không ngoại lệ. Chân mệnh thiên tử càng không được lơ là nguyên tắc này.
Hơn nữa, phòng ngủ nhỏ rất có lợi cho việc canh gác và bảo đảm sự an toàn cho Hoàng đế mọi lúc mọi nơi. Phòng ngủ rộng gây khó khăn trong việc điều động binh lính tiếp ứng kịp thời, thậm chí còn tạo cơ hội cho thích khách ẩn nấp mưu sát Hoàng đế.
Nguồn: Sohu