• NSND Tự Long phát ngôn “nức lòng”: Văn hoá là bản chất, văn hoá là cội nguồn, văn hoá là dân tộc

NSND Tự Long hiện đang là cái tên gây chú ý khi tham gia chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai. Anh có nhiều tiết mục trình diễn hấp dẫn và được khán giả yêu thích nhờ tính hài hước, giải trí. Tuy nhiên, đằng sau đó là một Tự Long với nhiều cống hiến trong nghề.

Sự nghiệp khó khăn, vất vả và nỗ lực vươn lên

NSND Tự Long tên thật là Vũ Tự Long, sinh năm 1973 tại Bắc Ninh - quê hương của nghệ thuật chèo cổ và các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian khác.

tl4-17250134141821941906476-1725023602050-17250236055871278253535.jpg

NSND Tự Long tại chương trình Anh trai vượt ngàn trông gai

Anh là con nhà nòi, sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, với cha là NSƯT Vũ Tự Lẫm (nghệ danh Hai Lẫm), mẹ là NSƯT Nguyễn Thị Phức (nghệ danh Minh Phức), đều công tác tại đoàn Quan họ của tỉnh.

Vì thế, ngay từ nhỏ, Tự Long đã được thừa hưởng năng khiếu nghệ thuật từ cha mẹ và được sinh trưởng trong môi trường nghệ thuật, được dạy hát chèo. Ngay từ thời học sinh, anh đã mạnh dạn tham gia phim truyền hình để thu thập kinh nghiệm diễn xuất. Nhờ đó, Tự Long sớm dạn dĩ với sân khấu, ống kính máy quay.

Sau này, vì hoàn cảnh cuộc sống khó khăn nên Tự Long không thể theo nghề ngay. Anh thi vào trường Trung cấp Xây dựng Bắc Ninh, tốt nghiệp khoa Mộc và đi làm thợ mộc kiếm sống.

Không chỉ làm thợ mộc, Tự Long còn phải làm nhiều công việc chân tay vất vả khác để có tiền trang trải cuộc sống. Anh từng làm cả lơ xe, phụ hồ xách vữa cho các công trình trên thị xã, chạy xe ôm.

Trong thời gian này, Tự Long vừa gửi tiền về cho gia đình, vừa tiết kiệm một khoản cho mình. Từ đó, anh quyết tâm thi vào Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội để được theo đuổi đam mê và bén duyên với nghề diễn. Tại trường Tự Long chọn theo học Chèo để nối nghiệp cha mẹ, phát huy vốn liếng văn hóa làng quê có sẵn trong mình.

tl3-172501341417745504239-1725023606619-17250236068851329684267.jpeg

Năm 1998, Tự Long tốt nghiệp khoa Chèo và tới 1999 thì đầu quân về Đoàn chèo Tổng cục Hậu cần, truân chuyên từ những vai cầm cờ chạy hiệu mà đi lên. Tự Long còn thừa nhận mình là người thích ô tô và lái xe, và sẽ theo nghề tài xế nếu không làm nghệ thuật. Với bản chất con nhà nông, đi lên từ lao động, Tự Long không ngại bất cứ khó khăn nào với nghề mà sẵn sàng lăn xả diễn xuất, với những đồng cát xê thấp nhất, diễn mọi vai.

Tới năm 2000, Tự Long bén duyên diễn hài cùng Xuân Bắc trong chương trình Gặp nhau cuối tuần và nhanh chóng được khán giả cả nước biết tới, yêu mến.

Từ đây, Tự Long bắt đầu tham gia sân khấu hài với vai diễn Bác sĩ hoa súng trong chương trình Gặp nhau cuối tuần. Cứ như vậy, sự nghiệp diễn hài của Tự Long lên như diều gặp gió, khiến anh được nhớ đến nhiều nhất với vai trò nghệ sĩ hài. Tự Long cũng là một trong số ít nghệ sĩ gắn bó lâu nhất, bền bỉ nhất với loạt chương trình Táo quân, gần như không vắng bóng năm nào.

Tự Long được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào năm 2012 và có được 10 huy chương trong sự nghiệp của mình. Ngày 15/9/2014, anh được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội. Năm 2015, anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Đến ngày 30/7/2020, Tự Long được phong quân hàm Đại tá.

tl2-17250134141201112382622-1725023690133-17250236903741867213555.jpg

Những điều ít ai biết đằng sau hào quang từ hài kịch

Tự Long là một trong số ít nghệ sĩ được phong danh hiệu NSND khi còn rất trẻ nên gây nhiều tranh cãi, ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng anh chưa xứng đáng.

Về điều này, NSND Tự Long từng giải thích rằng, việc phong danh hiệu phụ thuộc vào thành tích lấy từ hoạt động nghệ thuật trong môi trường của chính người nghệ sĩ đó. Anh nói: "Rất kỳ lạ, khi tôi được phong NSND, rất nhiều anh chị em bảo rằng, làm gì mà lại được phong. Nhưng mọi người chỉ biết tôi qua các chương trình hài như Gặp nhau cuối tuần, nghĩ rằng tôi không có giải thưởng.

Thực ra tôi đang sở hữu bộ giải thưởng 13 huy chương vàng, bạc các loại. Trong đó là 7 huy chương vàng, 6 huy chương bạc của các loại hình nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp của toàn quốc, có cả kịch, chèo".

Trên thực tế, NSND Tự Long là một nghệ sĩ chèo và chính kịch xuất sắc, chứ không chỉ ở hài kịch.

tl1-17250134140441883555074-1725023691183-1725023691405118731777.jpg

Về chèo, Tự Long từng được chính NSND Tào Mạt - một cây đại thụ trong làng chèo đánh giá cao, chọn mặt gửi vàng cho nhiều tác phẩm chèo do ông viết ra. Ngày đó, NSND Tự Long dù còn trẻ nhưng đã được nhìn nhận về năng lực ca hát, diễn xuất chèo không thua gì các tiền bối.

Về chính kịch, từ năm 2004 anh đã đoạt huy chương vàng đầu tiên nhờ vai Trịnh Sâm trong vở Chuyện người xưa. Anh tiết lộ phải mất đến 6 năm chạy qua sân khấu, đợi nghệ sĩ chính bị ốm thì mới tới lượt mình được nhận vai. Điều này cho thấy nỗ lực lớn của Tự Long trong nghề nghiệp. Từ vai phản diện, Tự Long được tin tưởng giao cho các vai chính diện trong chính kịch. Vai chính diện đầu tiên Tự Long hoàn thành là vai Chu Văn An, một nhân vật lịch sử.

Để diễn được vai này, Tự Long phải bỏ hết chất hài, chất hề để nghiêm túc từ lời ăn tiếng nói tới dáng đi và trong cách ứng xử. Anh tiếp thu các bài học từ tiền bối và nhờ vai diễn Chu Văn An được tiếp một huy chương vàng nữa.

Sau đó, Tự Long lại được giao đóng vai đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong trận Điện Biên Phủ. Tự Long chia sẻ: "Tôi được đóng vai các nhân cách lớn nên con người tôi cũng tự thay đổi".

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022