Theo Conde-Agudelo (Tiến sĩ khoa học sức khỏe Đại học Alcala, Madrid, Tây Ban Nha), sau khi sinh mổ, mẹ cần đợi ít nhất 7 tháng mới nên tiếp tục mang bầu. Còn nếu đúng ra, phải sau 2 năm. Mẹ mang thai quá sớm có nguy cơ mắc các biến chứng sản phụ khoa và gặp vấn đề khi sinh con. Nguyên nhân là vì những lý do sau:

- Sau khi sinh cơ thể mẹ mất sức, mất máu... Vì vậy mẹ cần có thời gian nhất định phục hồi sức khỏe để sẵn sàng cho việc mang thai lần sau.

- Sau khi sinh mổ vết mổ ở tử cung cần có thời gian nhất định để cho sẹo mổ có thể liền tốt, tránh nguy cơ nứt vết mổ ở lần mang thai sau.

- Bé đang bú mẹ: Cần được chăm sóc đầy đủ và được bú mẹ giúp phát triển cơ thể một cách toàn diện nhất.Mang thai lại quá sớm mẹ không có đủ thời gian chăm sóc con nhỏ và dưỡng thai cho thật tốt.

- Ngoài ra các vấn đề về kinh tế, gia đình, xã hội như việc vừa phải mang bầu vừa chăm con nhỏ, tìm người gửi con khi sinh đứa thứ hai, chi phí cho các con, lo nghĩ đến công việc... sẽ ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe người mẹ.

sinh-mo-lanh-ve-snh-1662912796935356049912-1663221004287-16632210045311551479118.jpeg

Những ảnh hưởng khi mang thai quá sớm sau sinh mổ

1. Đối với mẹ

- Các bác sĩ lo ngại, nếu mẹ sinh mổ mà lại mang thai lại quá sớm sẽ dễ bị bục vết sẹo mổ cũ. Đây là một tai biến sản khoa nguy hiểm, thường xảy ra ở những phụ nữ đã từng có sẹo mổ ở tử cung. Hiện tượng bục vết mổ cũ có thể xuất hiện trong quá trình chuyển dạ sinh, nhất là khi cơn co mạnh.

- Mẹ không có thời gian để phục hồi sức khỏe, lành vết sẹo...

- Đau vết mổ trong quá trình mang thai: Do vết mổ chưa lành hẳn nên có thể gây đau cho mẹ.

- Mẹ không có đủ sức khỏe và thời gian vừa chăm con nhỏ vừa dưỡng thai tốt.

- Tăng nguy cơ rau tiền đạo, rau bám thấp và nếu đẻ mổ nhiều lần nguy cơ rau cài răng lược rất cao. Những trường hợp bất thường về vị trí bám của rau gây nguy cơ chảy máu nặng khi sinh.

- Ngoài ra mẹ vừa sinh mổ, lại mang thai còn gặp hiện tượng thai bám vào vết sẹo cũ. Tuy nhiên khá hiếm gặp. Thai có thể bám và làm tổ ngay trên vết mổ cũ, ở giai đoạn sớm gây ra chảy máu nặng và thường phải bỏ thai. Có trường hợp bánh rau bám sâu vào cơ tử cung tại vết sẹo mổ cũ, khi đó các gai rau sẽ ăn sâu vào cơ tử cung gây tình trạng cài răng lược thậm chí xuyên thủng tử cung gây chảy máu có nguy cơ dẫn đến tử vong.

2. Đối với thai nhi

- Trẻ có nguy cơ sinh non rất cao: Trẻ phát triển chưa đầy đủ gây nhiều nguy cơ bệnh cho trẻ sau này.

- Nếu có tình trạng nhau tiền đạo cài răng lược nguy cơ: Thai non tháng, kém phát triển, thiếu máu, tỉ lệ tử vong sơ sinh cao.

- Em bé được sinh trước đó thì mất nguồn sữa mẹ bởi cơ thể thai phụ sẽ ít hoặc mất sữa. Ngoài ra bé không được mẹ chăm sóc đầy đủ như bình thường.

Làm gì khi trót mang thai khi vừa sinh mổ

Có thai lại sau sinh mổ quá sớm nhiều bà mẹ vội vàng đi bỏ con, tuy nhiên nếu thai phát triển bình thường và mẹ muốn giữ để sinh thì hoàn toàn có thể giữ thai.Khi trót có thai quá sớm sau khi sinh mổ thì cũng không nên quá lo lắng. Mẹ cần khám sớm ngay khi phát hiện có thai, giúp đánh giá sớm nguy cơ cho người mẹ và bé.

Mẹ thực hiện khám và theo dõi thai kỳ định kỳ, nghiêm ngặt ở những cơ sở y tế có chuyên môn cao, đầy đủ thiết bị y tế để xử lý kịp thời tình huống bất thường.Nếu thai nhi còn nhỏ < 10 tuần tuổi nếu phát triển bình thường cân nhắc giữ thai hay bỏ tùy thuộc vào nhu cầu của sản phụ. Nếu thai > 12 tuần tuổi thì nên giữ thai vì việc thực hiện thủ thuật phá thai trên những người có sẹo mổ cũ cũng rất nguy hiểm.

Trong suốt thai kỳ, nhất là 3 tháng cuối nguy cơ nứt vết mổ cao nhất. Mẹ nên chú ý theo dõi thường xuyên hơn và chú ý những dấu hiệu nguy hiểm. Nên chủ động mổ khi tuổi thai sang tuần thứ 39 để tránh những biến chứng xấu.Tốt nhất mẹ vừa sinh mổ không nên có thai ngay. Để làm được điều này vợ chồng nên thống nhất về sự định kế hoạch hóa gia đình. 2 người nên có những biện pháp tránh thai phù hợp tránh trường hợp mang thai lại quá sớm gây ra nhiều nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con.

https://afamily.vn/me-tiep-tuc-mang-thai-khi-vua-sinh-mo-can-chu-y-dieu-gi-20220911231818122.chn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022