Quyết tâm tự làm một búp bê khớp cầu Made in Việt Nam

Từ nhỏ, cô bé Thu Nga đã đam mê những con búp bê khớp cầu (ball jointed doll) nhưng không có đủ tài chính để theo đuổi. Khác với dòng búp bê bình thường, búp bê khớp cầu là dòng búp bê cao cấp với các khớp tay chân có thể cử động linh hoạt, phù hợp cho việc tạo dáng, chụp ảnh. 

Những con búp bê khớp cầu thường đi kèm với trang phục cầu kỳ với giá thành cao. Tại Việt Nam, có 5 - 6 nghệ nhân làm búp bê khớp cầu, và Thu Nga (33 tuổi) là một trong số đó.

Bắt đầu từ cấp 3, Thu Nga gom góp được số tiền 500$ (khoảng 10 triệu VND) để mua một con búp bê bản thân yêu thích. Tuy nhiên vì trục trặc thẻ khi giao dịch nước ngoài, Nga đã không thể có được con búp bê mơ ước. Từ đây cô có ý định làm riêng một em búp bê khớp cầu cho bản thân.

bup-be-khop-cau-co-dac-diem-noi-bat-la-pose-dang-linh-hoat-17021481284381041835015-1702290667628-17022906679161818495506.jpg
thu-nga-ben-canh-nhung-tac-pham-cua-minh-17021481285482094477380-1702290669408-17022906697771353722060.jpg

Thu Nga làm búp bê khớp cầu, mỗi con lên đến 20 triệu vẫn đắt khách 

Nga bắt đầu làm búp bê đầu tiên từ năm 2014 bằng chất liệu đất nung. Trải qua nhiều lần thử nghiệm, 4 - 5 mẫu thử bỏ đi, đến năm 2016, Nga cho ra mắt mẫu búp bê đất nung đầu tiên. Dù vậy lúc ấy cô chỉ coi đây là sản phẩm làm vì đam mê chứ chưa định hình hướng kinh doanh. 

Chỉ khi búp bê đầu tiên ấy được bán trên sàn thương mại quốc tế với giá $100 (khoảng 2,5 triệu đồng), dù phải đợi 3 tháng nhưng vị khách nước ngoài vẫn vui vẻ, cô mới dần theo đuổi con đường này.

Thu Nga cho biết khó khăn ban đầu là tìm nguồn nguyên liệu để làm búp bê. Nhận thấy đất nung không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng, không thể cạnh tranh với những sản phẩm khác trên thị trường cũng như khó bảo quản, Thu Nga quyết định đổi sang chất liệu nhựa resin cao cấp, tương đồng với những sản phẩm búp bê khớp cầu trên thị trường. Phải mất 6 năm, Nga mới có thể hoàn thiện quy trình tạo ra một bé búp bê resin hoàn thiện như hiện tại.

39832663026031053898571637000873060117425326n-17021481283901795033106-1702290670576-1702290677539290170732.jpg
o-dai-cung-duoc-nguoi-tho-kheo-leo-ket-hop-cung-nhieu-chat-lieu-dan-toc-nhu-non-la-de-ton-ve-dep-viet-nam-17021481286281935698617-1702290678705-1702290678974507155820.jpg

Mẫu búp bê của Thu Nga sản xuất

Thu Nga chia sẻ, muốn làm một con búp bê khớp cầu phải trải qua khoảng 1,5 năm và 5 bước từ thiết kế trên giấy cho đến may trang phục, trang điểm cho thành phẩm cuối cùng. Trong đó giai đoạn thiết kế và in mẫu 3D thử nghiệm là giai đoạn tốn nhiều thời gian nhất, khoảng 1 năm. 

Khi đã có một búp bê mẫu ưng ý, cô gửi lại hàng sang nước ngoài để làm khuôn và đúc từ 15 - 20 sản phẩm rồi tiến hành may trang phục, trang điểm trong vòng nửa năm. "Tôi muốn sản phẩm của mình luôn được thay đổi, sáng tạo nên không in nhiều mẫu một lần. Từng bé búp bê tôi làm ra là độc nhất, dù in cùng một khuôn nhưng trang phục, cách trang điểm cũng khiến các bé đặc biệt, không giống nhau, mang lại giá trị sưu tập cho khách hàng", Thu Nga nói.

sau-5-nam-bup-be-cua-nga-nguyen-da-tinh-te-ve-ngoai-trau-chuot-hon-17021481285152008334810-1702290680341-17022906804891405828252.jpg

Khách hàng của Nga hiện tại phần lớn là người nước ngoài. Những khách hàng tìm đến thú chơi búp bê thường là người có yêu cầu cao về thẩm mỹ, nghệ thuật và có sở thích sưu tập. Bởi vì đặc trưng có thể cử động tùy ý nên búp bê khớp cầu thường là "mẫu ảnh" cho nhiều bộ trang phục cầu kỳ, thể hiện sự tỉ mỉ, tay nghề cao của người thợ. 

Chính vì lý do đó mà đây là một bộ môn kén người chơi. Nga chia sẻ: "Khách hàng của tôi ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, phần vì giá thành, phần vì cạnh tranh với các búp bê thị trường giá thấp hơn. May mắn là dần dần, phân khúc này đang được mở rộng".

Thổi hồn vào từng bé búp bê bằng chất liệu Việt Nam

Không chỉ tự tay làm búp bê, Thu Nga còn là người đảm nhiệm luôn phần trang phục. Cô đã từng học lớp cắt may nên chuyện may trang phục không có gì là khó khăn. 

Được thoải mái sáng tạo cho búp bê nên Thu Nga thường đưa những chất liệu Việt Nam vào trang phục như áo dài, mấn tóc. Cô cho biết trong tương lai sẽ đem nhiều hơn những hình ảnh Việt Nam vào búp bê để quảng bá, tương tự như cách mà các quốc gia khác đã làm.

Để có thể cạnh tranh trên thị trường búp bê khớp cầu như hiện nay, Nga cho biết thứ tạo nên sự khác biệt của cô và những búp bê nước ngoài là ở chất lượng và âm hưởng Việt Nam trong từng con búp bê.

Ngoài ra, búp bê khớp cầu giá rẻ sẽ thấy những đường diềm, dập vẫn còn rõ, không được trơn mịn. Còn Thu Nga tìm kiếm xưởng làm khuôn có chất lượng tương đồng với các búp bê cao cấp từ các hãng quốc tế. 

"Tôi không ngại vẽ lại, in lại nhiều lần, đặt xưởng quốc tế để có một thành phẩm đẹp. Bởi tính đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn theo đuổi con đường này bằng đam mê chứ không vì kinh tế", Thu Nga nói. 

trang-phuc-dan-toc-la-mot-trong-nhung-diem-manh-cua-bup-be-nga-nguyen-17021481286161415737497-1702290681474-17022906815981746064053.jpg
38552492725444194157216106431079906663942883n-17021481283191684155687-1702290682307-1702290682452567927117.jpg
3983132503244134237293714531449004427604339n-170214812837456369436-1702290684650-1702290684881932445442.jpg
tung-mon-phu-kien-cho-bup-be-cung-duoc-nga-lam-tay-17021481286221443940836-1702290686653-17022906868051951131380.jpg

Công việc trong ngành tài chính ngân hàng cho cô một khoảng kinh tế bền vững để theo đuổi đam mê. Trong quá khứ, đã nhiều lúc Nga muốn bỏ cuộc khi không thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng mặc dù đã đầu tư nhiều tiền vào nhựa, máy hút chân không… Cô tin rằng việc không bị phụ thuộc vào một công việc cho phép cô được "nuôi" đam mê cho đến thời điểm hiện tại.

Từ con búp bê khớp cầu đất nung đầu tiên với giá $100, hiện tại những sản phẩm của Nga đã được trau chuốt và bán với mức giá $800 - $1200 (khoảng 20 - 30 triệu đồng), tùy thuộc vào trang phục, chi tiết đi kèm. 

Thu Nga cho biết dù búp bê khớp cầu có giá thành cao, mang lại thu nhập tốt nhưng thời gian đầu tư, yêu cầu tay nghề và giá thành nguyên liệu cho từng sản phẩm đều cần rất nhiều công sức. Nga chia sẻ: "Tôi hẹn lại với khách để có thêm thời gian trau chuốt cho từng tác phẩm vì tôi muốn búp bê của mình mang ý nghĩa sưu tập".

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022