Khang Hi đế đăng cơ năm 7 tuổi và nhiếp chính ở tuổi 13. Ông trị vì 62 năm - thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Khang Hy có rất nhiều phi tần, nhưng chỉ có 4 Hoàng hậu, trong đó có 3 Hoàng hậu được ông đích thân phong vị. Người cuối cùng là Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị, là mẹ ruột của Ung Chính đế, nhưng chức vị này đến thời Ung Chính mới phong cho mẹ.

vi-sao-4-vo-yeu-cua-hoang-de-khang-hy-deu-doan-menh-154-1580652836-width615height410-1669869237042281516817-1669902789870-16699027909031787319056.jpg

Trong số 4 vị Hoàng hậu của Khang Hi, người đặc biệt nhất có lẽ là Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu. Bà làm Quý phi 5 năm, lên Hoàng Quý phi 8 năm, cuối cùng được phong Hoàng hậu nhưng chỉ tại vị 8 tiếng đồng hồ.

Cuộc đời của Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu tuy ngắn ngủi nhưng tình cảm của Khang Hy dành cho bà không hề ít ỏi. Sau khi Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu qua đời, Khang Hi không lập hậu nữa trong khi ông chỉ mới 35 tuổi, ngay cả Hoàng Quý phi cũng không!

Vị phi tần không thích bon chen và... đoản mệnh

Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu, Đông Giai thị, là em họ của Khang Hi đế Huyền Diệp. Cha của bà là cậu của Khang Hi - Đông Quốc Duy. Sự hưng thịnh của gia tộc họ Đồng ở thời nhà Thanh nhờ vào công lao của Hiếu Khang Chương Hoàng hậu của Thuận Trị đế.

1200px-theportraitofempressxiaoyiren28e5ad9de687bfe4bb81e79a87e5908e29-1669867465982541345942-1669902800690-166990280093234894026.jpg

Hiếu Chương Khang Hoàng hậu, thuộc Đông Giai thị, mặc dù không được nhận quá nhiều ân sủng từ Thuận Trị nhưng bà đã sinh ra đứa con trai tài giỏi - Khang Hi đế.

Có đứa cháu Hoàng đế này, gia tộc Đông Giai thị một bước thăng thiên, gia nhập vào nhóm Hoàng gia quý tộc, trở thành hào môn thế gia bậc nhất của Mãn Châu. Năm Khang Hi thứ 15, tức năm 1676, Đông Giai thị tiến cung với thân phận cách cách. Thế nhưng Khang Hi không hề ngó ngàng đến cô em họ này. Mặc dù không cho bà danh phận nhưng đãi ngộ không hề thua kém cấp bậc phi tần.

  • Thú vui du lịch của Hoàng đế Trung Quốc: Càn Long nổi tiếng ham chơi nhưng cũng không đi nhiều bằng người này

  • Cách xử lý đồ thừa từ bữa ăn 120 món của Hoàng đế thời xưa

  • Bí mật về một nơi "bất khả xâm phạm" trong Cố cung: Không mở cửa tham quan, nguyên nhân hé lộ bởi Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh

Tháng 8 năm thứ 2 Đông Giai thị tiến cung, cũng tức là ngày 22/8/1677, Đông Giai thị được sắc phong thành Quý phi. Một năm sau, Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu qua đời. Mười mấy năm sau đó, Khang Hi không hề lập hậu.

Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu lúc bấy giờ đang là Quý phi có quyền lực cao nhất trong hậu cung, quản lý lục cung.

Năm Khang Hi thứ 20, tức ngày 20/12/1681, Đông Giai thị được phong làm Hoàng Quý phi. Ngày 19/6/1683, bà sinh được một đứa con gái Hoàng bát nữ nhưng không may chết yểu. Kể từ đó về sau, bà không còn sinh cho Khang Hi đứa con nào nữa.

Mặc dù không có con cái, nhưng Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu vẫn có địa vị cực cao trong hậu cung. Nắm trong tay quyền lực gần như mẫu nghi thiên hạ, nhưng bà rất cô đơn. Thế là bà xem Tứ A Ca Dận Chân (tức Ung Chính đế sau này) như con ruột của mình mà nuôi dưỡng bên cạnh.

Hoàng hậu tại vị ngắn nhất lịch sử Trung Quốc

Đầu tháng 7 năm Khang Hi thứ 28, Đông Giai thị lâm bệnh nặng, nguyên nhân đến từ việc nỗi đau mất con và cô đơn trống vắng. Hoàng Thái hậu biết chuyện thì vô cùng quan tâm vì Đông Giai thị đã nhiều năm dìu dắt Hoàng tử mà không tâm tư ý đồ riêng.

Hoàng Thái hậu nhận ra không khí trong hậu cung ảm đạm kể từ khi Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu qua đời. Thế là bà đã hạ ý chỉ cho Hoàng đế Khang Hi rằng: Hoàng Quý phi Đông Giai thị hiếu kính lễ nghĩa, hiền thục nết na, tận tâm dạy dỗ các a ca, không màng danh lợi. Nay Hoàng Quý phi bệnh nặng triền thân, sinh tử vô thường, lập tức phong hậu.

empressxiaogong-16698681156761274952757-1669902807839-1669902808052988067863.png

Căn cứ vào “Khang Hi khởi cư chú” ghi chép, Khang Hi tuân theo ý chỉ của Hoàng Thái hậu, ngày 9/7/1689 ra chỉ dụ tuyên bố chính thức lập Hoàng quý phi Đông Giai thị thành Hoàng hậu.

Ngày 10/7/1689, Hoàng cung cử hành nghi thức phong hậu, công bố toàn quốc. Thế nhưng trong ngày trọng đại đứng lên vị trí mẫu nghi thiên hạ mà phi tần nào cũng khát khao này, Đông Giai thị đã từ giã cõi đời vì bệnh chuyển nặng đột ngột. Tang lễ của bà được tổ chức theo nghi thức của một Hoàng hậu. Thậm chí sự tôn trọng mà Khang Hi dành cho Đông Giai thị còn nhiều hơn cả hai vị Hoàng hậu trước. Mặc dù bà không có con cái, nhưng bà đã thay Khang Hi dạy dỗ nhiều vị Hoàng tử, trong đó có Ung Chính.

Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu còn là “người vợ” duy nhất khiến Khang Hi hoài niệm trong lòng nhiều nhất. Mặc dù bà chỉ sống 27 năm, trở thành Hoàng hậu trong 8 tiếng, nhưng đã trở thành một phần nổi bật trong lịch sử đầy màu sắc của nhà Thanh.

Sau khi Đông Giai thị qua đời, Khang Hi vô cùng đau khổ. Ông đã tạm ngưng thượng triều 5 ngày, mặc tang phục liên tục 10 ngày.

Ngày 22/9, Hoàng cung tổ chức lễ phong ích hiệu Đông Giai thị là Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu. Tử cung (cách gọi của quan tài dành cho Hoàng tộc nhà Thanh) được đặt tại chính điện của Thừa Càn cung. Ngày 30/7, quan tài được đưa đến phòng mộ ngoài Triều Dương môn. Ngày 11/10, quan tài được đưa lên lăng mộ hoàng thất. Khang Hi đích thân tiễn đưa.

Làm Hoàng hậu chỉ vỏn vẹn 8 tiếng, nhưng thật ra, Đông Giai thị đã cai quản lục cung 8 năm liền. Trong mắt hạ nhân và thậm chí Khang Hi cũng đều xem bà là chủ nhân của hậu cung. Nguyên nhân khiến Khang Hi mãi không phong hậu cho bà là vì hai vị Hoàng hậu trước qua đời rất sớm. Điều này đã để lại vết thương lòng cho ông. Song tình của Hoàng đế dành cho Đông Giai thị còn lớn hơn cả. Sau khi Đông Giai thị mất, Khang Hi đã làm rất nhiều bài thơ trác vong (thể loại thơ của người Hán được viết bởi người chồng dành tặng vợ đã khuất.

Nguồn: Sohu, QQ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022