Theo BS Nguyễn Thị Hải (chuyên khoa Răng Hàm Mặt, làm việc tại Hà Nội), hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi xuất phát từ trong khoang miệng. Người hôi miệng thường cảm thấy bối rối, mất tự tin khi giao tiếp.

h1-1686131053242294129964-1686544711849-16865447126021504547960-1686555303545-16865553037961281423598.jpeg

Chuyên gia nhận định, một trong những nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp là do việc vệ sinh răng miệng kém và mắc các bệnh về răng miệng. Trong đó, rất nhiều người lo lắng về chuyện bọc răng sứ gây hôi miệng.

BS Hà cho biết, bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình răng cố định trong nha khoa, giúp khắc phục hiệu quả các vấn đề về răng như răng xỉn màu, răng mọc lệch lạc, thưa hay sâu răng, sứt mẻ lớn.

Quá trình bọc răng sứ nếu được thực hiện đúng kỹ thuật sẽ hoàn toàn không gây nên tình trạng hôi miệng. Đôi khi bọc răng sứ còn có thể ngăn chặn hôi miệng bởi đã loại bỏ hết phần mảng bám, mô răng hỏng do sâu. Đồng thời, khắc phục tình trạng răng mọc lệch gây giắt thức ăn thường xuyên. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều người bị hôi miệng do làm răng sứ.

bs-ha-1686130908353100014218-1686544713268-16865447133711985961324-1686555304491-16865553046141665784051.jpg

BS Nguyễn Thị Hải.

Những nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng do bọc răng sứ

1. Bọc răng sứ sai kỹ thuật

Trong trường hợp người thực hiện thiếu kinh nghiệm, tay nghề kém, làm sai kỹ thuật, bọc răng sứ lúc này tạo ra các kẽ hở giữa các răng hoặc hở chân răng. Điều này làm thức ăn giắt kẽ đọng lại. Nếu không được vệ sinh kỹ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây hôi miệng.

2. Chất lượng răng sứ không đảm bảo

Khi lựa chọn những nha khoa không uy tín và sử dụng những loại sứ kém chất lương, nguyên liệu không đạt chuẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, răng sứ của chị em có nguy cơ mất thẩm mỹ, dễ bị viêm nhiễm, bung, sứt mẻ. Những tình trạng này cũng làm cho bạn mắc phải chứng hôi miệng.

h2-16861310532601938686052-1686544713894-16865447140401337310212-1686555305126-16865553052271433640430.jpg

3. Vệ sinh răng kém

Nếu bạn không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, thức ăn sẽ đọng lại giữa các kẽ răng, tích tụ mảng bám. Đặc biệt là các vùng răng sứ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hôi miệng, làm hơi thở có mùi.

4. Bệnh lý về răng miệng

Việc lựa chọn những nha khoa không uy tín, còn mắc phải tình trạng bác sĩ sai sót trong khâu kiểm tra dẫn đến không phát hiện điều trị dứt điểm các bệnh lí về răng trước khi tiến hành bọc sứ. Hậu quả là khi bọc sứ lên các ổ nhiễm khuẩn vẫn đang hoạt động, dẫn đến áp xe răng và hôi miệng.

Làm sao để phòng ngừa hôi miệng sau khi bọc răng sứ?

Để ngăn chặn tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ, chuyên gia khuyên:

- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.

- Thay bàn chải đánh răng định kì 3-4 tháng 1 lần, dùng bàn chải lông mềm để tránh tổn thương nướu.

- Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng.

- Dùng nước súc miệng kháng khuẩn để vệ sinh răng miệng.

g-1686131114185894894905-1686544715028-16865447151121828428416-1686555305685-1686555305765240842557.jpg

Ảnh minh họa

- Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Điều này sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. Nếu có bất kỳ vấn đề nào về răng sứ của bạn, bác sĩ sẽ có biện pháp kịp thời.

- Lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín. Trong phục hình răng sứ, công nghệ và người thực hiện luôn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kỹ thuật bọc sứ. Từ đó quyết định răng sứ của bạn có chắc khỏe không, có không gây hôi miệng hay không.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022