Một vụ việc xảy ra ở Trung Quốc từng khiến dư luận bàng hoàng, khó tin nổi đây lại là sự thật. Câu chuyện đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về việc nếu giữa cha mẹ và con cái thiếu đi sự tương tác, giao tiếp thì sẽ có thể gây ra hậu quả ra sao!

Theo đó vào năm 2020. truyền thông đưa tin một cặp vợ chồng già họ Cao ở Liêu Ninh tìm con gái mất tích đã nhiều năm. Đáng chú ý, người con gái được cho là "mất tích" đã hơn 40 tuổi. Không chỉ vậy, con gái không phải bị bắt cóc, không phải bỏ nhà ra đi mà là mất liên lạc sau khi đi du học tại Đức. Cụ thể, cô gái đã không liên lạc gì với gia đình đến... 17 năm!

Rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra? Tại sao một trưởng thành, hoàn toàn tỉnh táo, bình ổn về mặt nhận thức lại không liên lạc gì với cha mẹ, tựa như đã bốc hơi khỏi thế giới như vậy?

Cô con gái bị mất tích tên Cao Khiếm. Sau khi câu chuyện được chia sẻ trên truyền thông, nhiều người đã phụ giúp vợ chồng họ Cao tìm con. Trong đó, nhiều bạn học cũ của Cao Khiếm cũng đến gặp đôi vợ chồng già, cung cấp một số thông tin, mong có thể giúp ích.

47e1f87202b04b359a2ae0fe3fc40e01-16783692566451897778336-1678369569345-16783695703741120718427.jpeg

Cao Khiếm hồi nhỏ và mẹ.

Nhưng dù tìm thế nào, Cao Khiếm cũng không xuất hiện. Tình huống này khiến nhiều người liên tưởng đến trường hợp trước đó: Có một người phụ nữ được gia đình cho đi du học nhưng sau này không quay về Trung Quốc mà bỏ rơi cha mẹ.

Lập tức, nghi vấn Cao Khiếm bỏ rơi gia đình trở nên hot trên mạng xã hội. Người ta thi nhau bàn tác về các chủ đề như nguồn gốc gia đình, giáo dục con cái, con cái và cha mẹ,... Trong lúc đó, ông bà Cao thì tự hỏi: Liệu con mình còn sống trên đời hay không?

Nếu không tại sao nhiều năm như vậy mà con vẫn không về? Ngay khi truyền thông đưa tin, con cũng không lộ diện? Là Cao Khiếm gặp phải tình huống bất trắc hay đúng là cô bỏ rơi gia đình như đồn thổi?

Một gia đình giao tiếp... kém!

Nói về Cao Khiếm, cô sinh năm 1979, là con một trong gia đình có điều kiện tương đối khá giả. Cuộc sống của cô từ nhỏ đã tốt hơn những đứa trẻ khác, được cha mẹ đáp hầu hết mọi yêu cầu về mặt vật chất.

Bản thân Cao Khiếm cũng là đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc, hầu như luôn đứng đầu trong các kỳ thi của trường. Ở nhà, bằng khen của Cao Khiếm treo đầy tường. Trong mắt thầy cô, bạn bè thì Cao Khiếm giỏi và biết điều. Còn trong mắt ông bà Cao, cô thực sự là niềm tự hào của gia đình.

Mặc dù con gái có thành tích học tập xuất sắc nhưng ông Cao lại không mấy quan tâm đến chuyện học của con. Có thể là do tính cách, hoặc bầu không khí gia đình nên ông Cao rất khi giao tiếp với con gái.

Ông chỉ đáp ứng nhu cầu cơm ăn áo mặc của con, còn lại không giáo dục mấy. Trên thực tế, không chỉ nhà họ Cao mà rất nhiều gia đình khác ở vùng nông thôn của Trung Quốc đều thiếu sự giao tiếp với con.

Khi Cao Khiếm lớn lên, khoảng cách thế hệ và khoảng cách về văn hóa, tư tưởng giữa cha mẹ và cô ngày càng lớn. Cả hai càng ít giao tiếp và nảy sinh nhiều mâu thuẫn hơn.

429a03ebfd5c496197f2d7b27d10b62b-1678369303471268840211-1678369576902-16783695773641236046161.jpeg

Ông bà Cao tìm con suốt nhiều năm.

Sau khi Cao Khiếm tốt nghiệp cấp 3, hai bên xung đột về việc chọn ngành đại học và định hướng việc làm. Trong khi Cao Khiếm muốn học tại một thành phố phát triển ở phía Nam thì bố mẹ muốn cô học ở Đại học Sư phạm Liêu Ninh vì vừa gần nhà, vừa có việc luôn sau khi tốt nghiệp. Trong mắt thế hệ trước, giáo viên và bác sĩ luôn là những nghề tốt nhất.

Cao Khiếm không nghĩ vậy. Vì một số lý do, cô đến học tại Trường Công nghệ Giáo dục của Đại học Sư phạm Liêu Ninh. Bị bắt ép học trường không mong muốn nên Cao Khiếm ngày càng xa cách với cha mẹ và hay tranh cãi vì những việc lặt vặt.

Mỗi khi mâu thuẫn, Cao Khiếm thường chạy ra ngoài hoặc nhốt mình trong phòng, không nói chuyện với cha mẹ.

Kết quả học tập của Cao Khiếm cùng ngày một sa sút vì học ngành, học trường không thích khiến ông bà Cao rất lo lắng. Đến năm cuối đại học, Cao Khiếm quyết định đi du học và nói với cha mẹ về dự định của mình.

Lúc này, tình hình tài chính của nhà Cao không còn tốt như xưa và không thể cho con đi du học. Tiếp nữa là Cao Khiếm chưa tốt nghiệp đại học, khả năng ngoại ngữ cũng chưa tốt. Dù còn nhiều cân nhắc nhưng khi con gái liên tục đòi đi du học, cũng không muốn cãi vã với con nên ông bà Cao đã đi gom góp, vay mượn khắp nơi  được 80.000 NDT (hơn 270 triệu đồng) để có tiền cho con đi du học ở Đức.

Cao Khiếm cuối cùng cũng được đi Đức, còn bố mẹ cô ở nhà gồng gánh trả nợ. Được biết, cuộc sống ban đầu của Cao Khiếm cũng rất khó khăn. Vì không biết tiếng nên ban đầu, cô mất ba năm để học các khóa ngôn ngữ và văn hóa. Sau đó học tiếp ở Đại học Hamburg. Để có tiền sinh hoạt phí, Cao Khiếm vừa học, vừa đi làm bán thời gian. Cuộc sống lúc nào cũng rất bận rộn.

Có lẽ vì gọi điện thoại đường dài rất đắt nên cả năm Cao Khiếm ít gọi về cho gia đình ở Trung Quốc. Một lần gọi, Cao Khiếm tiết lộ cuộc sống ở Đức không tốt lắm, thường bị chủ ở chỗ làm thêm mắng mỏ, thậm chí trừ lương vì ngoại ngữ không tốt. Trong 3 năm học, Cao Kiếm chịu áp lực cả về thể chất và tinh thần, khi không cầm cự được nữa, cô xin gia đình thêm 30.000 NDT (hơn 100 triệu đồng).

Năm 2003, sau khi liên lạc với gia đình lần cuối, Cao Khiếm hoàn toàn bặt vô âm tín. Trước cú điện thoại cuối, Cao Khiếm có gọi điện về nhà nhưng đến 10 tháng sau mới gọi thêm một lần nữa. Ông bà Cao vì lo lắng cho con nên rất giận, khi con gọi lại đã khiển trách.

Có lẽ vì thế mà Cao Khiếm tức giận và cắt đứt liên lạc với cha mẹ!

d624abd97926499c9a1468cef6a9ad64-16783693525621921071418-1678369581911-16783695819811213330428.jpeg

Ông bà Cao chỉ mong gặp lại con.

Cao Khiếm từ chối gặp mặt cha mẹ

Sau nhiều lần không liên lạc được với con gái, ông bà Cao đã liên lạc với lãnh sự quán Trung Quốc ở Hamburg, Đức để nhờ tìm tung tích con gái. Theo địa chỉ mà cha mẹ của Cao Khiếm cung cấp, nhân viên lãnh sự quán đã đến nơi ở của cô. Nhưng nhiều lần, Cao Khiếm từ chối gặp, cũng như không chịu cung cấp thông tin, địa chỉ liên lạc. Nhân viên lãnh sự quán chỉ gặp được một bạn trai của cô.

Vì khoảng cách quá xa và chi phí khứ hồi đắt đỏ nên vợ chồng ông Cao không thể sang Đức tìm con gái. Từ năm 2003, họ cắt đứt liên lạc với con gái. Theo quy định của Đức, Cao Khiếm có thể làm việc hợp pháp tại Đức sau khi hoàn thành 3 năm học tiếng và dự bị. Có lẽ sau khi Cao Khiếm có thể làm việc hợp pháp, cô không cần hỗ trợ tài chính từ gia đình nữa. Ngoài ra, giữa cô và bố mẹ thiếu giao tiếp, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, vì lẽ đó, cô không còn muốn liên lạc với gia đình.

Nghĩ đến điều này, ông bà Cao càng buồn hơn. Năm 2007, ông Cao phát hiện mình mắc bệnh ung thư thận. Bà Cao sau đó bị phát hiện mắc ung thư vú. Hai vợ chồng lần lượt mắc bệnh hiểm nghèo khiến gia đình càng thêm khó khăn.

Trong lúc khó khăn nhất của cuộc đời, ông bà Cao mong được nhìn gặp con gái lần cuối. Sau đó, có câu chuyện nhờ truyền thông đưa tin tìm kiếm vào năm 2020 như phía trên đã đề cập. Nhiều ý kiến đã nổ ra về nguyên nhân Cao Khiếm không liên lạc với cha mẹ.

Cao Khiếm lộ diện

Thời đại Internet bùng nổ, cuối cùng đã có thông tin về Cao Khiếm. Các bạn học của Cao Khiếm ở Đức cho biết, cuộc sống của cô ở đất nước này rất tốt. Cao Khiếm không chỉ có bằng tiến sĩ mà còn đã kết hôn, sinh con.

Hóa ra, Cao Khiếm đã đổi tên và trở thành giáo sư tại Đại học Munich. Thảo nào, không ai tìm thấy cô!

Đúng là vì mâu thuẫn với bố mẹ nên Cao Khiếm quyết định không liên lạc. Vợ chồng họ Cao khi biết tin thì vô cùng đau buồn. Họ không thể nghĩ rằng, chỉ vài câu trách mắng mà con gái lại ôm hận với cha mẹ lâu đến như vậy. Thực tế, Cao Khiếm chưa từng nói với bố mẹ rằng cô tức giận và bố mẹ cô cũng không hỏi quá nhiều vì họ rất yêu con mình.

Cuối cùng vẫn là bố mẹ thương con. Vì sợ Cao Khiếm gặp phải lời bàn tán không hay, ảnh hưởng đến công việc nên ông bà Cao chỉ lẳng lặng nhờ người chuyển số điện thoại nhà cho con gái. Họ không yêu cầu gì khác, chỉ hy vọng con có thể gọi điện cho mình. Họ cũng không cần Cao Khiếm phụng dưỡng tuổi già, chỉ cần cô có thể tự chăm sóc bản thân là được.

Vụ việc của gia đình họ Cao thực sự khiến nhiều người phải suy ngẫm về việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái!

Nguồn: Sohu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022