Một số biểu hiện có phần kỳ lạ của trẻ có thể là dấu hiệu cho thấy bé có chỉ số thông minh (IQ) cao.
1. Thích ném đồ liên tục
Một số trẻ 2-3 tuổi rất thích ném đồ đạc, nhặt lên, trẻ lại ném xuống khiến nhiều bố mẹ tức giận, thậm chí cho rằng trẻ đang cố tình chống lại mình. Thực ra hành vi ném đồ là do trẻ đang cố gắng nhận biết thế giới bằng đôi tay của mình.
Hành động ném đồ của trẻ dưới 3 tuổi không chỉ góp phần phát triển sức mạnh cánh tay, phối hợp tay mắt mà còn thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, tư duy, khả năng tập trung và quan sát của trẻ. Lúc này cha mẹ không nên ngăn cản trẻ ném đồ, tuy nhiên hãy chỉ rõ những vật mà trẻ có thể ném. Bố mẹ có thể để trẻ sử dụng hành vi ném đồ vật như một hoạt động vui chơi ở lứa tuổi này.
2. Nhìn chằm chằm vào một sự vật trong thời gian dài
Não bộ con người luôn trong trạng thái vận động liên tục. Với trẻ em ở tuổi phát triển trí não, các em luôn tò mò về mọi thứ. Đặc biệt, khi trẻ nhìn chằm chằm vào một sự vật trong thời gian dài, có thể các em đang dành thời gian tư duy, giải quyết những thắc mắc của bản thân.
Đây là biểu hiện của những trẻ IQ cao, có khả năng tự cải thiện năng lực tư duy. Cha mẹ có thể dạy con cách ghi chép những điều quan sát được, từ đó hệ thống thành một cuốn "bách khoa toàn thư" cho riêng mình. Phương pháp này khuyến khích khả năng quan sát, tư duy, phân tích và ghi chép của trẻ.
3. Không thích đi giày dép
Nhiều trẻ dưới 3 tuổi thích chạy chân trần khiến bố mẹ lo lắng con bị cảm. Bàn chân là cơ quan vận động, quy tụ 6 kinh mạch, 66 huyệt đạo, là nơi tập trung của rất nhiều dây thần kinh. Do đó, trẻ đi chân trần trên mặt đất, hay giẫm lên sỏi, đá có thể có tác dụng giúp xoa bóp, kích thích thần kinh. Ngoài ra, những thay đổi về nhiệt độ, hình dáng bề mặt tiếp xúc... có thể mang lại những cảm nhận khác nhau cho trẻ, giúp kích thích não bộ phát triển toàn diện.
4. Xé giấy
Không cha mẹ nào thích con xé giấy vụn ra nhà, tuy nhiên đây là hành động giúp trẻ cử động tốt đôi tay. Bố mẹ có thể quan sát, ở trẻ dưới 3 tuổi, bé thường tỏ thái độ ngạc nhiên khi thấy tay cử động theo hướng khác nhau thì tờ giấy cũng bị xé thành những hình thù khác nhau.
Các nhà tâm lý học tin rằng bàn tay là bộ não thứ hai của trẻ, tức là trẻ vận động đôi tay cũng đồng nghĩa với tư duy. Ngăn con hoạt động cũng đồng nghĩa với việc ngăn con suy nghĩ.
5. Nói chuyện với chính mình
Đại học Pennsylvania (Mỹ) từng có một nghiên cứu chỉ ra rằng ngôn ngữ là hệ thống giao tiếp, đồng thời cũng là phương tiện giúp nâng cao nhận thức và tư duy, dù trẻ hay già. Bởi vậy khi trẻ đang giao tiếp với chính suy nghĩ của chúng, điều này cho thấy khả năng diễn đạt của trẻ khá cao và có tư duy não bộ linh hoạt. Cũng theo nghiên cứu trên, việc nói chuyện một mình sẽ giúp trẻ làm sáng tỏ những suy nghĩ của bản thân và định hướng điều nào là quan trọng, giúp trẻ quyết định được vấn đề hiệu quả hơn. Từ hành động này, trẻ sẽ biết được những gì cần thiết cho chính mình.
Tự giao tiếp với bản thân không có nghĩa là trẻ có vấn đề về thần kinh, mà đây là giải pháp để trẻ có thể phát triển khả năng tư duy, nhận thức, đồng thời còn có thể giúp trẻ tìm ra nhiều ý tưởng mới mẻ khác.
6. Thích quan sát những điều nhỏ nhặt
Khi còn bé, nhà sinh vật học người Anh Charles Darwin cũng có sở thích nhìn chằm chằm xuống đất và quan sát các sinh vật di chuyển. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trẻ 1-10 tuổi luôn tò mò về thế giới xung quanh. Cha mẹ nên nuôi dưỡng tính tò mò cho trẻ khi còn nhỏ, bằng cách cho trẻ đi dạo, khám phá và tiếp xúc với thiên nhiên, môi trường xung quanh. Phương pháp này giúp trẻ hứng thú với thế giới và khơi dậy tiềm năng của mỗi người.
7. Thường bị thu hút bởi những thứ mới mẻ, chuyển động
Khi học bài, làm việc, một số trẻ mất tập trung và bị thu hút bởi những thứ mới lạ xung quanh. Các em thường bị cho là kém cỏi, ngờ nghệch. Thực tế, đây là hành vi biểu lộ khả năng tập trung cao của trẻ. Những đứa trẻ thông minh, quan sát tốt, thường bị thu hút bởi những thứ mới lạ và dành nhiều thời gian để suy nghĩ, tìm tòi sự vật, vấn đề đó. Cha mẹ không nên cắt ngang mạch suy nghĩ của con. Thay vào đó, hãy cho trẻ thời gian, không gian riêng để các em tư duy và phát huy hết khả năng của bản thân.
8. Trẻ thích ở một mình
Các nhà nghiên cứu Anh và Singapore đã yêu cầu 15.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 28 tham gia một cuộc khảo sát và kiểm tra IQ. Họ thấy rằng những người rất thông minh sẽ không hài lòng với cuộc sống của họ nếu họ giao tiếp với bạn bè một cách thường xuyên. Carol Graham, một nhà nghiên cứu của Viện Brookings dù không tham gia nghiên cứu cũng cho rằng: "Những người có chỉ số thông minh cao và khả năng sử dụng trí thông minh thì ít có khả năng dành nhiều thời gian cho việc giao tiếp xã hội vì họ tập trung vào những vấn đề dài lâu".