12 kiểu hàng rào cực xinh bạn có thể tự làm để trang trí cho khu vườn
Có rất nhiều chị em thích trồng hoa nhưng không có nhiều người thành công. Muốn trồng được hoa trong nhà, nhất là nhà phố thì phải đảm bảo bón phân đầy đủ, kịp thời thì cây mới phát triển và nở hoa đẹp.
Hầu hết các gia đình sống ở thành phố đều trồng hoa trong chậu nên nếu không bổ sung phân bón thì cây sẽ không thể phát triển, thậm chí là xuất hiện lá vàng.
Vì thế, muốn cây phát triển tốt thì việc lựa chọn phân bón rất quan trọng. Nhưng hiện nay thị trường có rất nhiều phân bón, đủ chủng loại. Đối với những người mới tập trồng nếu mua nhầm sẽ có vấn đề ngay lập tức.
Các loại phân bón hiện nay trên thị trường có mẫu mã đa dạng, khi sử dụng bạn có thể chọn loại hợp lý tùy theo sự phát triển của cây hoặc theo mùa hoa. Các loại phân bón phổ biến mà chúng ta cần để trồng hoa là phân đạm, lân và kali. Thế nhưng không cần thiết bạn phải tốn tiền để mua phân bón bởi chỉ cần tận dụng các loại "nước thải" nhiều dinh dưỡng trong nhà cũng sẽ rất tốt cho sự phát triển của cây.
1. Nước vo gạo
Nước vo gạo tương đối phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của các gia đình. Gạo chúng ta cần vo sạch trước khi cho vào nồi, nước vo gạo đổ trực tiếp xuống cống, rất lãng phí.
Trên thực tế, nếu bạn thích trồng hoa, hoặc nếu bạn có một vài chậu hoa trong nhà, tốt nhất nên giữ lại lượng nước thải này.
Khi đi vo gạo, nước vo gạo lần đầu rất trắng và đục. Nước này chứa rất nhiều tinh bột và dưỡng chất khác nhau của gạo, nếu chất này lên men rồi bón cho hoa thì còn tốt hơn là đạm, lân và kali.
Hơn nữa, nước vo gạo sau khi lên men là phân chua, có tác dụng điều chỉnh độ chua của đất. Nếu sử dụng cho các loại cây ưa chua như cây phát tài, cây sơn chi, cây mã đề, cây lài… thì càng có tác dụng tuyệt vời. Quá trình giúp nước vo gạo lên men rất đơn giản, chúng ta chỉ cần chắt lấy phần nước trắng của lần vo gạo đầu tiên, đậy kín lại rồi đem phơi nắng.
Nếu là mùa hè thì gần một tháng, các mùa khác thì phải hai ba tháng mới lên men hoàn toàn. Sau đó bạn tưới trực tiếp cho hoa, mỗi tháng hai lần, hoa bạn nuôi sẽ có đủ chất dinh dưỡng.
2. Nước từ bã của đậu nành
Gia đình chúng ta thường xay đậu nành lấy nước uống. Sau khi làm sữa đậu nành sẽ có một số cặn sữa đậu nành bị vứt đi, dù là đậu nành mốc, hay sữa đậu nành còn sót lại đều có thể được sử dụng để làm phân bón. Phân bón làm từ đậu nành có nhiều nitơ và chứa các nguyên tố khác, là loại phân bón thúc đẩy sự phát triển của hoa.
Bạn cũng có thể cho bã đậu nành vào thùng, thêm nước sạch và đậy kín rồi đem phơi nắng trong 1 tháng để lên men. Bạn có thể lấy nước đã lên men này tưới vào hoa, đặc biệt rất tốt với các loại cây lá như cây Phát tài, cây Hạnh phúc. Nhiều loại rau trồng tại nhà cũng rất hợp với loại phân bón này, tốt hơn nhiều so với loại phân bón mua ngoài hàng, rau sẽ ngon hơn.
3. Sữa hết hạn sử dụng
Sữa là thực phẩm có hàm lượng canxi cao, trong gia đình nhiều người uống. Chúng ta đi mua sữa, nếu không uống thì sữa hết hạn sử dụng rất phí. Thay vì bỏ đi bạn có thể sử dụng chỗ còn lại để làm phân bón cho cây hoa.
Nếu không, có một cách khác cho bạn. Khi đun sôi, sữa và váng sẽ đọng lại trong nồi. Cho ít nước vào và tráng lại, đổ toàn bộ vào trong thùng chứa để chờ lên men. Sau khi đầy thùng thì bạn đem ra phơi nắng. Khoảng hai tháng là sẽ lên men.
Sữa thuộc loại phân bón có hàm lượng nguyên tố vi lượng cao, chủ yếu bổ sung canxi, dùng được cho các loại cây dễ bị bệnh, dễ thu hút sâu bọ, bộ rễ yếu. Sau khi cây ra hoa nếu tưới lên có thể làm cho cây nở hoa to và sinh động hơn, cây hương nhu khi nở hoa sẽ có hương thơm nhiều hơn.
4. Nước ủ phân từ các bộ phận vứt đi của cá
Khi chúng ta ăn cá ở nhà, đầu của một số con cá nhỏ sẽ bị vứt bỏ. Vảy cá cũng được cạo và vứt đi. Nói chung dù là vảy, đầu hay xương cá, chúng đều có thể được sử dụng để làm phân bón. Chúng ta chỉ cần thu gom, cho vào thùng, thêm nước, đậy kín và đem phơi nắng để lên men. Khoảng 2-3 tháng là bắt đầu sử dụng được phân bón đó. Khi cây ra hoa chúng ta bón phân này sẽ thúc hoa lên nhanh, hiệu quả tuyệt đối rất tốt.
Theo bannedbook
https://afamily.vn/4-loai-nuoc-co-san-trong-nha-trong-hoa-tot-hon-nhieu-so-voi-bo-tien-mua-phan-bon-tiet-kiem-chi-phi-lai-de-cham-soc-20220712112637733.chn