1. Uống cà phê bằng ly giấy

Lớp phủ nhựa ở mặt trong của cốc giấy sẽ giải phóng các hạt vi nhựa khi tiếp xúc với nhiệt, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vật liệu Nguy hiểm, đổ nước nóng 85°C vào cốc giấy trong 15 phút có thể giải phóng khoảng 25.000 hạt vi nhựa có kích thước micron, hoặc thậm chí nhiều hạt có kích thước dưới micron. Những hạt vi nhựa này có thể mang theo các chất hóa học, khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể làm gia tăng tình trạng viêm, làm hỏng niêm mạc đường tiêu hóa, tăng nguy cơ ung thư.

download-2025-03-27T093455-161-9189-7817-1743043616.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Muvx8Hd5m8dwKY59JyaUAg

Nên hạn chế tối đa tần suất sử dụng cốc giấy, cốc nhựa khi uống đồ nóng.

2. Uống cà phê khi bụng đói

Uống cà phê khi bụng đói có thể kích thích tiết axit dạ dày và gây ợ nóng hoặc viêm dạ dày, đặc biệt đối với những người có dạ dày nhạy cảm. Ngoài ra, polyphenol trong cà phê (như tannin) sẽ ức chế sự hấp thụ sắt. Nên uống cà phê ít nhất một giờ sau bữa ăn để tránh ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

3. Thêm nhiều phụ gia

Nghiên cứu của Harvard phát hiện ra rằng cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, nhưng đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo sẽ làm giảm tác dụng bảo vệ này. Quá nhiều đường hoặc kem không chỉ làm tăng lượng calo nạp vào mà còn làm mất tác dụng của cà phê đối với sức khỏe, khiến chúng ta béo hơn và trông tệ hơn. Bên cạnh đó, thói quen tiêu thụ nhiều đường, sữa cũng khiến da có xu hướng nổi mụn, xỉn màu, lão hóa nhanh hơn.

download-2025-03-27T094344-332-7301-1226-1743043616.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=bRZEvsoIaYitJe1yJMAn4A

Thêm nhiều chất tạo ngọt vào cà phê khiến đường huyết gia tăng đột ngột đồng thời tăng phản ứng glycation trong cơ thể.

4. Uống cà phê quá nóng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng uống đồ uống nóng trên 65°C làm tăng nguy cơ ung thư thực quản vì nhiệt độ cao có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên uống nước cực nóng có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn. Nên làm nguội cà phê xuống dưới 60℃ trước khi uống để giảm thiểu tổn thương thực quản.

5. Uống cà phê vào tối muộn

Uống cà phê vào buổi tối có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy bối rối và uể oải khi thức dậy vào ngày hôm sau. Khó ngủ, ngủ không ngon cũng khiến làn da thô ráp, nổi mụn, xuất hiện quầng thâm vào ngày hôm sau. Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ caffeine 6 giờ trước khi đi ngủ có thể làm giảm thời gian ngủ hơn một giờ và kéo dài thời gian đi vào giấc ngủ. Do đó, bạn nên tránh dùng caffeine sau 3 giờ chiều để đảm bảo giấc ngủ ngon.

download-2025-03-27T094041-975-6777-4359-1743043616.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8_rfZCZydwuL4Kr_j1Q6yg

Uống cà phê vào tối muộn dễ gây rối loạn giấc ngủ, kéo theo nhiều hệ lụy sức khỏe.

Duk Sun (Theo Woman)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022