Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) cho biết, khách hàng, đơn vị vận tải, tài xế có thể làm thủ tục qua 2 cách: sử dụng máy tính truy cập trang Eport của Tân Cảng Sài Gòn hoặc qua ứng dụng "Cảng điện tử đa tính năng – SNP ePort Mobile".

e77f7482048a3b358bff12af34324a-8332-6972-1679199479.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wqT-nZ5Y_6E31pNsZx5lnA

Một góc cảng Cát Lái nhìn từ trên cao vào háng 4/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Việc checkin online nhằm giảm thời gian xe chờ đợi hoàn thành thủ tục vào cảng giao nhận container. Tài xế biết tình trạng lô hàng trước khi tới cảng và hoàn tất các thủ tục còn thiếu. Nhờ vậy, xe container sẽ rút ngắn tối đa thời gian đứng chờ và kiểm tra trước cổng cảng, vốn là nguyên nhân gây ra ùn tắc. Việc hạn chế ùn tắc từ biện pháp này cũng là cách góp phần bảo vệ môi trường, theo TCSG.

Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết trung bình mỗi ngày có 16.000-18.000 lượt xe ra vào cảng. Dù vậy, hạ tầng giao thông kết nối quanh khu vực cảng chưa phát triển kịp, dẫn đến việc dễ ùn tắc giao thông quanh cảng.

Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thủ Đức, ước tính khoảng 16.400 xe tải và container lưu thông ở cảng Cát Lái mỗi ngày nếu xếp thành đường thẳng có thể dài đến 320 km. Do đó, ngoài tăng tốc thi công đường vành đai thì cần xây thêm hệ thống đường trên cao nối cảng Cát Lái với cao tốc. Giải pháp này sẽ giải tỏa ùn tắc và thu hút thêm hàng đi về cảng.

Với tổng diện tích 160 ha, gồm 9 bến container và một bến sà lan, Cảng Tân Cảng - Cát Lái (TCCL) là cảng container quốc tế lớn nhất Việt Nam. Theo nghiên cứu năm 2022 của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), cảng Cát Lái xử lý hơn 90% khối lượng container xếp dỡ hàng năm ở TP HCM và khoảng 50% tổng khối lượng container của cả nước. Vài năm gần đây, cảng Cát Lái đã hoạt động hơn gấp đôi công suất thiết kế (2,5 triệu TEUs/năm).

Dỹ Tùng

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022