Theo thông tin từ SCG, việc mở rộng sản xuất xi măng thân thiện với môi trường tại khu vực miền Nam đi kèm với ứng dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, đảm bảo chất lượng cao và giảm thiểu phát thải CO2 trong quy trình sản xuất. Cụ thể, sản phẩm được sử dụng nhiên liệu thay thế thay cho nhiên liệu hóa thạch và tăng tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo. Ngoài ra, SCG còn lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải (Waste Heat Recovery) khắp các nhà máy để giảm lượng khí thải carbon phát sinh từ quá trình sản xuất xi măng.

SCG cho biết, sản phẩm xi măng SCG Low Carbon đáp ứng các tiêu chuẩn của ASTM (Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Mỹ) và BSEN (Tiêu chuẩn Anh áp dụng trong khuôn khổ châu Âu). Bên cạnh đó, nhà sản xuất còn ứng dụng công nghệ Nano giúp xi măng SCG Low Carbon có cường độ chịu nén sau 3 ngày (MPa) cao hơn xi măng Portland cao cấp 7% và vượt 45% so với tiêu chuẩn TCVN 6260:2020.

xm1-1735120571-2044-1735121159.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=DPlQHPQ5LiCwe9VmZfMBGA

Nhà phân phối trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm xi măng của SCG. Ảnh: SCG Việt Nam

"Sản phẩm này tạo bề mặt nhẵn mịn, che lấp tốt các khuyết điểm nhờ hạt xi măng siêu nhỏ. Vữa siêu dẻo, bám dính tốt giúp rút ngắn thời gian thi công và tối ưu hóa chi phí, mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho công trình", đại diện SCG cho biết.

Hiện nhà máy đáp ứng công suất 6.000-8.000 tấn mỗi ngày, sản phẩm phục vụ thị trường nội địa và Mỹ, Canada và châu Đại Dương.

Chia sẻ về lý do mở rộng sản xuất xi măng xanh, đại diện SCG cho biết, Việt Nam đang trên lộ trình hiện thực hóa mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, theo cam kết tại Hội nghị COP26. Chính phủ triển khai các chiến lược thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tăng cường ứng dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu khí thải trong các ngành công nghiệp, đặc biệt ở nhóm ngành xây dựng. Trước bối cảnh đó, SCG không đứng ngoài cuộc.

Ông Supakit Phucharoensilp, Giám đốc khối nhà máy xi măng SCG Việt Nam chia sẻ việc sản xuất các sản phẩm xanh nằm trong chiến lược ESG 4 Plus SCG đang theo đuổi: phát thải ròng bằng không, phát triển xanh, giảm bất bình đẳng và thúc đẩy hợp tác. "Chúng tôi tin rằng đây là định hướng bền vững để vừa đáp ứng nhu cầu xây dựng hiện tại, vừa góp phần bảo vệ tương lai cho thế hệ mai sau", ông Supakit Phucharoensilp cho hay.

Nhằm giới thiệu đến nhà phân phối các dòng sản phẩm xi măng xanh, thân thiện với môi trường, cuối tháng 11, SCG tổ chức sự kiện "Kiến tạo xanh cho tương lai bền vững" ở TP HCM. Sự kiện quy tụ các chuyên gia Thái Lan - quốc gia có nhiều sáng kiến về xi măng xanh, được phát triển và ứng dụng tại thị trường Việt Nam.

xm2-1735120623-4667-1735121159.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FdIHmV6weu1W6bdgpumNLA

Lãnh sự quán Thái Lan phát biểu tại sự kiện của SCG. Ảnh: SCG Việt Nam

Tại đây, bà Wiraka Moodhitaporn, Tổng lãnh sự Thái Lan tại TP HCM, nhấn mạnh ý nghĩa của việc mở rộng sản xuất dòng sản phẩm SCG Low Carbon. Theo bà, việc phát triển sản phẩm xi măng SCG Low Carbon là minh chứng rõ ràng cho ứng dụng sáng tạo và công nghệ hiện đại vào ngành xây dựng. Sản phẩm này giúp giảm lượng khí thải nhà kính và hạn chế tác động đến môi trường, chất lượng cao.

Song song phát triển SCG Low Carbon, SCG cho biết tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm chủ lực, làm nên tên tuổi của tập đoàn tại thị trường Việt Nam như Starmax. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Đức. Theo kết quả kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm SCG, cường độ nén của xi măng Starmax sau ba ngày cao hơn 35% so với tiêu chuẩn TCVN 6260:2020 và vượt 26% so với một số loại xi măng khác.

xm3-1735120651-2472-1735121159.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=CUH7RAe38rWVL37RV1kBTg

Xi măng Starmax có bộ nhận diện thương hiệu mới. Ảnh: SCG Việt Nam

Bên cạnh tập trung vào chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp còn tối ưu hóa khâu vận chuyển và phân phối. Theo đó, nhà máy hợp tác với SCG JWD - một công ty thành viên của SCG để thực hiện khâu xuất hàng và vận chuyển, nhằm đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng nguyên vẹn, chất lượng cao và duy trì hiệu quả cung ứng.

Lan Anh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022