Theo đại diện PNJ, trước đây, người kinh doanh, buôn bán thường mua vàng vào ngày vía Thần Tài để cầu làm ăn suôn sẻ, phát đạt. Ngày nay, hoạt động này trở thành thói quen, nét văn hóa đặc trưng của nhiều gia đình Việt. Công nhân, nhân viên lẫn người làm công ăn lương cũng sắm vàng với niềm tin cả năm sẽ may mắn, rước tài lộc.
Mặt khác, không ít người có tâm lý trữ vàng để tiết kiệm hoặc xem đây là kênh đầu tư an toàn, sinh lời dài hạn trong bối cảnh lạm phát tăng cao. Do đó, vàng miếng và các sản phẩm chế tác từ vàng luôn nằm trong top bán chạy.
Người dân mua vàng ngày Thần Tài với mong muốn may mắn cả năng. Ảnh: Hoàng Quyên
Vân Giang (nhân viên văn phòng, Đà Nẵng) quan niệm vàng tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng, thích hợp trao lộc đầu xuân. Cô cho rằng: "Không đơn thuần là tài sản hữu hình để tích luỹ, đầu tư và có tính thanh khoản cao trong bối cảnh kinh tế biến động, vàng miếng có xu hướng là quà tặng năm mới".
Sáng 31/1 (mùng 10 tháng giêng, ngày Thần Tài), các cửa hàng, trung tâm vàng bạc cả nước ghi nhận lượng lớn khách ra vào. Ngoài mua vàng miếng tích trữ, bỏ vào ví cá nhân cầu may và tài lộc, nhiều chị em chọn trang sức, đá quý, kim cương... làm đẹp cho bản thân.
Set vàng Tài Lộc của PNJ. Ảnh: Hoàng Quyên
Lê Ngọc Anh (Bình Thạnh, TP HCM) cho rằng mua trang sức có thể thu hút nhiều điều may, do đó chị rủ nhóm bạn đến PNJ sắm nhẫn kim cươn trị giá hàng trăm triệu đồng.
"Tôi thích kim cương không chỉ vì vẻ kiêu sa, lấp lánh, mà còn biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực vì đã trải qua quá trình thử thách của thiên nhiên và thời gian", Ngọc Anh nói.
Tương tự, Hà Minh (nhân viên một công ty sản xuất gỗ, Hà Nội) chọn vàng miếng và bông tai trong ngày Thần Tài. Các đồng nghiệp của cô người mua nhẫn vàng, người đặt dây chuyền hoặc lắc tay.
Khách hàng tham gia "Thử thách lắc tài lộc" tại PNJ. Ảnh: Hoàng Quyên
Nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng, các doanh nghiệp kinh doanh vàng liên tục đưa ra thị trường hàng triệu sản phẩm đa mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu.
Vạn Phát