Hội thảo thu hút đại diện các cơ quan quản lý, nhiều chuyên gia về nông nghiệp, nông dân Campuchia. Sự kiện là bước đi nhằm khẳng định sự đầu tư và cam kết đồng hành của Phân Bón Cà Mau với thị trường Campuchia trong xây dựng nông nghiệp bền vững.

Hội thảo tập trung vào việc tổng kết và phân tích hiệu quả của mô hình trình diễn phân bón NPK Cà Mau trên giống lúa OM 5451 tại Campuchia. Các kết quả nghiên cứu cho thấy phân bón NPK Cà Mau 16-16-8 mang lại những cải thiện cho cây lúa. Năng suất tăng 1,4 tấn mỗi ha, tương đương 36%, so với ruộng sử dụng phân bón khác. Cây lúa khỏe mạnh, màu xanh lá bền hơn, đẻ nhánh nhiều to và khỏe hơn.

Ba-con-no-ng-da-n-Campuchia-ch-6571-4906-1722659023.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=d9DnswjJKVmIRVpG2sFitg

Nông dân tham gia hội thảo. Ảnh: PVCFC

Ngoài trình bày kết quả về mô hình, hội thảo cũng giúp nông dân Campuchia hiểu rõ hơn về lợi ích, hiệu quả của phân bón NPK Cà Mau. Phân Bón Cà Mau ứng dụng công nghệ Poly Phosphate tiên tiến trong sản xuất phân bón NPK, đảm bảo cung cấp đủ và đều các dưỡng chất N, P, K cho cây lúa. Công nghệ này giúp hạn chế sự kết tủa lân, tăng khả năng hấp thụ lân của cây, từ đó nâng cao năng suất và sức khỏe cây trồng.

Trong tương lai, Phân Bón Cà Mau cho biết sẽ tiếp tục triển khai các mô hình trình diễn và chương trình hỗ trợ người dân. Mục tiêu là góp phần mang lại những vụ mùa hiệu quả và nâng cao đời sống kinh tế cho nông dân Campuchia.

Toa-n-ca-nh-buo-i-ho-i-tha-o-4036-1722659024.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=1qQ5iwWySBNlxkkOw-Pysg

Đại diện Phân Bón Cà Mau chụp ảnh cùng người tham gia hội thảo. Ảnh: PVCFC

Phân bón Cà Mau thành lập vào năm 2011, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đơn vị hiện có ba nhà máy với tổng công suất tiêu thụ hơn 1,3 triệu tấn phân bón hàng năm. Trong đó nhà máy Đạm Cà Mau có sản phẩm chủ lực là ure hạt đục với công suất khoảng 800.000 tấn mỗi năm. Ngoài Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh tại nhiều thị trường như Campuchia, Australia,

Hoài Phương

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022