Trong năm 2024, Home Credit Việt Nam đạt lợi nhuận ròng 1.290 tỷ đồng, tăng gần 244% so với năm 2023 (375,3 tỷ đồng). Tăng trưởng dư nợ cho vay đạt 13,8%. Theo Theo FiinRatings, kết quả này đưa công ty vào top 3 về dư nợ cho vay tài chính tiêu dùng và thứ 4 toàn ngành về tổng quy mô dư nợ, chiếm 9,6% thị phần vào cuối năm 2024.
Danh mục sản phẩm của công ty được phân bổ linh hoạt: cho vay tiền mặt chiếm hơn 53%, cho vay hàng tiêu dùng 24,7%, mua xe máy 9%, và tín dụng quay vòng 13,1%. Thu nhập phí ròng từ bảo hiểm tăng từ 3,5% lên 14% tổng thu nhập hoạt động nhờ mạng lưới phân phối rộng với 13.000 đối tác và 21.000 điểm giới thiệu dịch vụ (POS).
Trong 17 năm qua, doanh nghiệp tiếp cận hơn 16 triệu khách hàng. Sự đa dạng này giúp giảm phụ thuộc vào lãi vay, tăng tính bền vững cho dòng tiền và ổn định lợi nhuận dài hạn.

Nhân viên Home Credit tư vấn giải pháp tài chính cho người dùng. Ảnh: Tường Vân
Về hiệu quả hoạt động, Home Credit Việt Nam có biên lãi ròng (NIM) đạt mức 28,1%, vượt mức trung bình của ngành là 17,8%. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) đạt 4,9%, trong khi tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 18,5%.
Mặc dù tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 51,5% do đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, FiinRatings dự báo sẽ giảm xuống còn từ 48,6% đến 49,7% trong giai đoạn từ năm sau. Điều này và củng cố sức cạnh tranh dài hạn của công ty.
FiinRatings đã nâng hai bậc cho yếu tố "vị thế rủi ro" của Home Credit Việt Nam trong bảng xếp hạng tín nhiệm. Tỷ lệ nợ xấu trung bình giai đoạn 2020-2024 chỉ đạt 3,1%, thấp hơn nhiều so với mức toàn ngành là 7,5%. Năm nay, tỷ lệ này giảm còn 1,8%. Tỷ lệ nợ có vấn đề giảm từ 11,3% năm 2022 xuống còn 6,5% năm nay.
Tỷ lệ phục hồi nợ xấu trung bình trong 5 năm qua đạt mức cao nhất ngành là 17,7%, gần gấp đôi mức trung bình ngành là 9,9%. FiinRatings lý giải thành công này nhờ chính sách cho vay chọn lọc cùng việc áp dụng công nghệ dữ liệu lớn để đánh giá tín dụng và hệ thống kiểm soát gian lận vận hành hiệu quả. Ngoài ra, tỷ lệ xóa nợ xấu trung bình trong 5 năm được duy trì ở mức khoảng 10,3%, tương đương mặt bằng chung thị trường.
Thanh khoản của công ty được xếp loại phù hợp với tỷ lệ tài sản thanh khoản cao trên nợ phải trả trung bình đạt mức cao nhất ngành là 16,9 % và tài sản thanh khoản cao trên nguồn vốn đạt mức cao nhất ngành là 19,2 % đều vượt mức trung bình ngành. Dù phụ thuộc tương đối nhiều vào nguồn vốn bán buôn chiếm tới tám mươi hai phần trăm nhưng Home Credit Việt Nam đã có xu hướng giảm dần tỷ lệ này từ hai mươi hai trở lại đây đồng thời duy trì năng lực thanh khoản vững vàng nhờ kế hoạch dự phòng hợp lý.
Ông Pham Ngọc Khang, Tổng giám đốc Home Credit Việt Nam cho biết việc FiinRatings xếp hạng A với triển vọng ổn định minh chứng cho hành trình xây dựng tăng trưởng bền vững của công ty.
"Công ty tiếp tục đặt khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động thông qua các sản phẩm sáng tạo mang đến giải pháp tài chính linh hoạt cho các nhu cầu hàng ngày và lâu dài của khách hàng", ông Khang nói.
Thái Anh