Từ sáng nay, các ứng dụng này đều đã dừng cung cấp dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và gửi thông báo đến khách hàng vẫn duy trì dịch vụ đi chợ, siêu thị hộ, vận chuyển các hàng hoá thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc men, vật tư y tế.

Tuy nhiên, với yêu cầu Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đưa ra, các ứng dụng sẽ phải dừng toàn bộ giao hàng cho đến khi có thông báo mới. Đồng thời, cơ quan này đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra, xử phạt vi phạm (nếu có) đối các doanh nghiệp không thực hiện việc dừng cung cấp dịch vụ gọi xe, giao hàng công nghệ.

Hiện tại, nhân viên bưu chính và nhân viên giao hàng hoá thiết yếu của các siêu thị hoạt động với điều kiện đơn vị quản lý phải chịu trách nhiệm về phòng dịch của nhóm này và gửi danh sách đăng ký về Sở Giao thông Vận tải.

Sau đó, Sở sẽ chấp thuận qua tin nhắn. Người được chấp thuận sẽ chụp màn hình tin nhắn của Sở Giao thông Vận tải để cung cấp cho lực lượng kiểm tra khi có yêu cầu.

219359823-223403193018504-6299-3113-1329-1627101586.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PwbpIHKljCdUu6IMYeXgKA

Tài xế chờ lấy đơn hàng trong siêu thị Aeon Mall Hà Đông sáng 24/7. Ảnh: Đức Minh.

Hiện tại, một số ý kiến cho rằng Hà Nội nên để shipper của các ứng dụng hoạt động bởi đây là sẽ là những người kết nối các cửa hàng thiết yếu với người dân, giảm lượng người phải ra khỏi nhà.

Việc quản lý lịch trình, lịch sử tiếp xúc của các shipper công nghệ cũng có thể dễ dàng trích xuất từ ứng dụng. Đồng thời, không phải hệ thống siêu thị nào cũng có sẵn lực lượng giao hàng đông đảo. Hầu hết các siêu thị đều hợp tác với các ứng dụng để giao hàng đến tay người tiêu dùng qua các ứng dụng đi chợ hộ.

TP HCM đang giãn cách xã hội nhưng vẫn cho phép các đơn vị (trong đó có các hãng xe công nghệ) cung cấp dịch vụ đi chợ hộ và giao hàng.

Anh Tú

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022