Giai đoạn 2020-2023, nhà băng có thêm 8,6 triệu khách hàng mới, ghi nhận con số 12 triệu khách hàng vào cuối năm qua. So với năm 2022, lượng khách mới năm qua tăng trưởng 43%.
12 năm trước, khi công nghệ vốn chỉ được xem là một phần cơ bản, ban lãnh đạo đã định hình về con đường "công nghệ tạo đòn bẩy tiên quyết". Từ chiến lược đó, ngân hàng xây dựng kế hoạch dài hạn về làm chủ công nghệ ngân hàng theo chuẩn quốc tế, dưới sự hỗ trợ của cổ đông FPT.
Hơn một thập kỷ qua, TPBank đầu tư mạnh cho đội ngũ IT, kỹ sư, ứng dụng loạt công nghệ mới vào trải nghiệm giao dịch của khách hàng và nội bộ. Đơn vị nỗ lực khơi thông các chính sách, mở cửa cho công nghệ tích hợp sâu hơn vào trải nghiệm khách hàng. Đơn cử như eKYC - phương thức xác minh danh tính điện tử, nhận diện khách hàng bằng công nghệ AI dựa vào thông tin sinh trắc học, giấy tờ tùy thân... "Ngân hàng không ngủ" LiveBank 24/7 - ra mắt cuối năm 2016 tích hợp những công nghệ hiện đại nhất của đơn vị, hỗ trợ khách hàng mọi lúc, giải quyết phần lớn nhu cầu tài chính.
Người dùng giao dịch tại LiveBank 24/7. Ảnh: TPBank
Covid-19 thay đổi nhiều thói quen của người dùng, tái định nghĩa trải nghiệm sử dụng dịch vụ tài chính. Công nghệ trở thành điểm mấu chốt. Tất cả phương thức giao tiếp tài chính số của TPBank được khai thác tối đa, thu hút sự quan tâm từ cộng đồng. Đây cũng là khởi đầu cho sự tăng trưởng về số lượng khách hàng.
Đại diện nhà băng cho biết, công nghệ là đòn bẩy tạo nên sức bật còn triết lý kinh doanh trở thành nền tảng cho sự phát triển bền vững. Trước hành trình tại TPBank, Chủ tịch Đỗ Minh Phú và Phó chủ tịch Đỗ Anh Tú xây dựng sự nghiệp từ các lĩnh vực được mô tả: "phải bán lẻ khắp nơi, sản phẩm thiết kế từ nhu cầu người dùng, dịch vụ hoàn hảo". Những triết lý này được các lãnh đạo tiếp tục áp dụng trong ngành ngân hàng, nhằm lấy người dùng làm trung tâm.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho biết, ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng không phải là giải pháp, nhà thầu công nghệ, mà đến từ cách suy nghĩ của con người. Nghĩa là tìm mua giải pháp công nghệ không khó; nhưng mua gì, dùng ra sao, hướng tới giải quyết vấn đề như thế nào, lại là câu hỏi mà không phải ai cũng trả lời được.
Tại ngân hàng, app TPBank Mobile và LiveBank được tối ưu từ giao diện người dùng đến sự tiện ích trong từng thao tác, hỗ trợ khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp. LiveBank 24/7 đáp ứng 98% nhu cầu tài chính như gửi, rút tiền, vay tiền, mở, nhận thẻ... Gần nhất, nhà băng tiếp tục hoàn thiện công nghệ xác thực sinh trắc học bằng việc ra mắt trợ lý số eCM, giúp khách hàng có thể đến điểm giao dịch (quầy giao dịch, LiveBank 24/7) mà không cần giấy tờ sau khi đăng ký hồ sơ số một lần duy nhất với TPBank (vân tay, nhận diện khuôn mặt, căn cước công dân).
App TPBank ứng dụng loạt tính năng như ChatPay, VoicePay, Widget... Ngoài ra còn có sản phẩm thẻ độc đáo như Flash 2in1 với 40 thiết kế trong 10 bộ sưu tập để khách hàng thể hiện cách tính, tùy chọn phong cách. Với khách hàng doanh nghiệp, đơn vị cung cấp TPBank Biz, gói dịch vụ Biz Ecosis, giải pháp bảo lãnh số, chứng từ số... nhằm tối ưu trải nghiệm.
Bà Bùi Kim Thi (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhận quà từ nhà băng khi là khách hàng thứ 12 triệu. Ảnh: TPBank
Bên cạnh dịch vụ, sản phẩm, ngân hàng còn thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông và cách tiếp cận sáng tạo. Năm qua, đơn vị triển khai hành trình xuyên Việt "truck team Tím" nhằm lan tỏa thương hiệu ngân hàng, giới thiệu sản phẩm toàn quốc.
Điểm cuối của hành trình là nhạc hội TPBank 2in1 Concert với hơn 9 triệu lượt hiển thị trên các mạng xã hội; hơn 50.000 khán giả có mặt trực tiếp tại sân ký túc xá Khu A, Đại học Quốc gia TP HCM và hơn 4,6 triệu người xem trên các nền tảng livestream.
"Bắt đầu từ việc thay đổi phong cách, xây dựng thói quen tài chính mới cho từng người dùng, TPBank đã lan tỏa và tạo cảm hứng chuyển đổi số cho ngành ngân hàng Việt Nam", đại diện nhà băng nhấn mạnh.
Minh Tú