Khoảng diện tích phía trước nhà của gia đình chị Thu Hiền khá rộng. Chị sử dụng khoảng 100m2 để trồng các loại hoa, nhiều nhất là hoa hồng.
Khu vườn trăm hoa đua nở của người phụ nữ Việt sống ở Thụy Điển hơn 20 nămĐọc ngay
Khu vườn xinh đẹp ấy giúp chị mỗi ngày thêm yêu thích không gian sống của mình hơn. Mọi vị khách khi ghé thăm nhà cũng muốn bước thật chậm rãi để có thêm thời gian ngắm nhìn những cành hồng rực rỡ. Ngôi nhà đẹp ấn tượng nhờ sắc màu tươi tắn của thiên nhiên.
Bà mẹ hai con trước đây làm ở lĩnh vực khách sạn. Sau một thời gian, chị Thu Hiền chuyển sang kinh doanh nhà hàng. Thời gian vốn hạn hẹp hơn khi chị chăm con nhỏ, chồng lại đi công tác xa.
Hàng ngày, ngoài công việc chăm sóc gia đình, chị tìm niềm vui, hiện thực hóa đam mê cho chính mình bằng cách trồng hoa, làm đẹp cho ngôi nhà nhỏ.
Khoảng sân vườn trước nhà rực rỡ hoa hồng.
Hồng cổ Sapa.
Hoa hồng đào.
Chị HIền trồng đa dạng các loại hồng khác nhau.
Để có được vườn hồng đẹp như hiện tại, chị Thu Hiền "bén duyên" khá tình cờ. Chủ nhân của khu vườn duyên dáng với đủ loại hoa khoe sắc tâm sự: "Chị gái mình vốn là một giáo viên mầm non. Chị yêu cây, yêu hoa nên bắt đầu trồng hồng cổ. Khi có dịp ngắm nhìn những cành hồng chị trồng nở hoa, mình cũng dần yêu thích và tập tành trồng sau một thời gian tìm hiểu.
Ban đầu, cây chậm lớn, ít hoa, dễ mắc bệnh nhưng mỗi khi cây ra hoa, mình cảm thấy vui lắm khi thành quả chăm chút sớm khuya đã khoe sắc tươi tắn.
Cũng nhờ có việc trồng hoa, mình cảm thấy vui vẻ hơn, yêu đời hơn, bớt nóng nảy hơn. Mình dành thời gian vào hội trồng hoa, ngắm hoa của các thành viên để có thêm động lực. Cũng nhờ nhiều thành viên trong hội, mình dần học hỏi được nhiều kinh nghiệm, biết được đặc tính của hoa, cách chăm cây phù hợp với điều kiện thời tiết".
Hồng ngoại khoe sắc.
Hoa hồng rực rỡ.
Chị Thu Hiền trồng chủ yếu là hồng ngoại.
Để hồng có chất dinh dưỡng cho cây phát triển, chị Thu Hiền thường trộn giá thể bao gồm phân vi sinh, phân trùn quế, đất, trấu, xơ dừa đã qua xử lý, đá pelite, trichoderma… Giá thể cần tơi xốp, thoát nước tốt. Theo định kỳ mỗi năm một lần, chị Hiền lại thay giá thể. Thời điểm tốt nhất để thay là từ tháng 11 đến hết mùa xuân.
Ngoài giá thể, chị Thu Hiền chú ý nhiều đến việc bón gốc định kỳ 2 – 3 tháng/ lần bằng phân bò hoai và phân trùn quế. Chị Hiền xới đất mặt chậu tơi xốp, tiếp theo sẽ bón mỗi gốc từ 100 – 500g phân. Lưu ý bón cách xa gốc, sau đó sẽ lấp đất lên.
Mỗi tuần, chị tưới phân đậu tương ủ Humic pha loãng, phân tổng hợp pha loãng tuần 1 lần. Phân tổng hợp chị thường trộn NPK, phân cá Nhật, phân gà Nhật, Humic, trung vi lượng sông Giang… Tất cả ngâm trong khoảng 1 tuần và pha loãng với nước để tưới.
Những bông hoa nổi bật trên nền màu xanh lá.
Từng góc nhỏ đều rực rỡ, ấn tượng chói chang.
Những bông hồng tuyệt đẹp.
Hồng lung linh trong nắng sớm.
Chị thường xuyên cắt hoa trong vườn vào trang trí trong nhà.
Theo kinh nghiệm của chị Thu Hiền, tưới gốc rất tốt cho cây, cây hấp thu tốt, nhanh bật mầm, sai hoa, phát triển khỏe mạnh.
Bên cạnh yếu tố chăm cây, trồng cây, hàng ngày chị Thu Hiền lưu ý các cách phòng bệnh cho vườn. Hoa hồng đỏng đảnh, lại dễ mắc bệnh do sức đề kháng kém nên chị khuyên mọi người nên dùng dầu Neem để phun. Lịch phun chị thường áp dụng phòng 1 tuần 1 lần, trị bệnh cần 3 ngày 1 lần và cần phun liên tiếp 3, 4 lần.
Khu vườn với tổng 100 chậu và trên 100 giống hồng các loại. Diện tích vườn khá rộng đủ để chị Thu Hiền thường tranh thủ giâm cành, trồng cây con.
Những bông hồng tuyệt đẹp sau cơn mưa.
Từng cây hồng mua về đều được chị chăm chút, cải tạo vô cùng cẩn thận.
Hoa hồng rực rỡ, khoe sắc hương khắp vườn.
Thời gian chăm sóc dù chiếm khá nhiều nhưng đối với chị Hiền, được trồng cây, chăm hoa là một trong những hạnh phúc mà chị được trải nghiệm. Mỗi ngày trôi qua cũng vô cùng ý nghĩa khi chị được ngắm nhìn hoa hồng rực rỡ, thành quả do chính mình chăm chút.
Nguồn ảnh: NVCC