Các dự án ngày nay ngoài những yêu cầu về mặt công năng, thẩm mỹ còn quan tâm đến việc phát triển đa dạng sinh học trong phạm vi dự án. Tuyên bố chung của Hội Nghị COP 26 về việc các mục tiêu phát triển bền vững, đưa lượng khí thải về 0, thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa của đa dạng sinh học trong môi trường đô thị – mong muốn các KTS và nhà quy hoạch đô thị có thể đóng góp tích cực vào mục tiêu chung này.

kienviet-van-de-da-dang-sinh-hoc-trong-do-thi-4.jpgCông viên Bảo An Thâm Quyến, Trung Quốc

Đa dạng sinh học đề cập đến sự đa dạng của các giống loài, sự biến đổi di truyền và môi trường sinh thái. Hơn một nửa dân số thế giới sinh sống ở các thành thị và tỷ lệ đô thị hóa dự kiến ​​đạt 68% vào năm 2050. Điều này dẫn đến môi trường sống tự nhiên đang bị thu hẹp dần, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước, không khí,… Thay vì phân biệt rạch ròi giữa đô thị và đa dạng sinh học, cần lồng chúng lại với nhau và cùng phát triển một cách bền vững. 

Chúng ta cần một hệ sinh thái và các yếu tố liên quan, bao gồm các vấn đề cơ bản như cung cấp cho người dân nguồn nước, không khí sạch, tái chế lượng nước thải và sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời, tối đa hóa các không gian cây xanh, không gian công cộng, không gian mặt nước. Muốn giải quyết tốt vấn đề này, cần sự can thiệp từ khâu thiết kế, các KTS và nhà quy hoạch đô thị cần lưu tâm đến phát triển đa dạng sinh học, cảnh quan, ở dưới mặt đất cũng như trên và trong công trình.

Chiến lược cho vấn đề đa dạng sinh học trong đô thị

Một số thành phố đã thể hiện sự cam kết trong việc giải quyết vấn đề suy giảm đa dạng sinh học. Điển hình như Singapore đã đi đầu trong thách thức này, với một chiến lược toàn diện “Phố trong vườn”. Singapore có kế hoạch mở rộng thêm 300 ha không gian công viên vào năm 2026, thực hiện kế hoạch phục hồi cho 100 loài thực vật và 60 loài động vật, mỗi hộ gia đình chỉ cách công viên 10 phút đi bộ. Nhấn mạnh cam kết thúc đẩy đa dạng sinh học, Thành phố đã đưa ra “Chỉ số Singapore về Đa dạng sinh học – the Singapore Index on Cities’ Biodiversity” vào năm 2008, một khuôn khổ giúp các thành phố khác đánh giá các nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học của họ, cung cấp các công cụ và thước đo để thực hiện các kế hoạch hành động.

kienviet-van-de-da-dang-sinh-hoc-trong-do-thi-2.jpgGian hàng của Singapore tại Expo 2020 Dubai

Diễn đàn Kinh tế Thế giới gần đây đã khởi động sáng kiến ​​”Các thành phố đa dạng sinh học” đến năm 2030, tập hợp các chuyên gia có chuyên môn về bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu nhằm nỗ lực nêu rõ mô hình phát triển đô thị một cách bền vững.

Kiến trúc có thể đóng góp cho đa dạng sinh học không?

Vào năm 2019, Chính phủ Vương quốc Anh đã thông báo các công trình xây mới phải chứng minh làm tăng được 10% về đa dạng sinh học, cao hơn nữa là yêu cầu lượng phát thải bằng 0 sẽ được áp dụng vào năm 2023.

Kiến trúc có thể góp phần thúc đẩy đa dạng sinh học bằng cách tạo ra các môi trường sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên, tại chỗ và tìm cách liên kết chúng với những khu vực xung quanh. Quản lý nước, sử dụng nước tái chế và vật liệu xây dựng từ chất thải tái chế cũng rất quan trọng. Chuyển đổi sang cơ sở hạ tầng “xanh”, đơn giản từ trên mái nhà, mặt đứng, cảnh quan riêng và chung trên toàn thành phố, cung cấp môi trường sống cho các loài sinh sản, trú ẩn, thụ phấn. Các chuyên gia thừa nhận rằng các đô thị là một khía cạnh quan trọng trong việc phát triển các giải pháp cho cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học toàn cầu.  Đồng thời, việc khắc phục tình trạng mất đa dạng sinh học đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên, từ các cơ quan khoa học, chính quyền và các nhà quy hoạch đô thị đến các KTS, tất cả đều nỗ lực hướng tới việc làm cho các thành phố phát triển đa dạng sinh học, đa dạng loài.

Dịch: Hoàng Anh | Nguồn: Archdaily

XEM THÊM

  • Khu rừng trên không ở Thượng Hải
  • Không gian đường phố thời đại dịch bệnh: Parklets, Patios và tương lai của không gian công cộng
  • Top 10 tác phẩm sắp đặt của năm 2021 lựa chọn bởi Dezeen
Bình luận từ Facebook

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022