Studio Wood Marsh đã biến tòa nhà Towers Road House ở ngoại ô Toorak, Melbourne thành một “tác phẩm điêu khắc để sống bên trong” với những bức tường bê tông cao uốn lượn dưới mái kẽm hình đĩa.

Kienviet-Towers-Road-House-su-dung-lam-rem.png

Bê tông là vật liệu thích hợp để tạo ra các dự án dành cho khu dân cư. Contaminar Arquitetos đã sử dụng bê tông thô để tạo ra một ngôi nhà kiểu hang động phức tạp với những bức tường góc cạnh trong khi Aires Mateus đã thiết kế nên một ngôi nhà ẩn giấu với mái bê tông đúc nổi lên từ cảnh quan.

Việc sử dụng bê tông không còn xa lạ trong xây dựng, tuy nhiên đội ngũ của Wood Marsh tại Úc đã thiết kế nên “bức rèm” cao vút độc đáo làm điểm nhấn. Được lấy cảm hứng từ hai nghệ sĩ có cùng giờ, cùng ngày sinh, cùng chung một cuộc sống hôn nhân và hơn hết là niềm đam mê nghệ thuật sắp đặt – Christio và Jenne-Claude, Towers Road House dựng lên những bức tường bê tông uốn cong mềm mại như tác phẩm hàng rào dài tới 24 dặm xa tít tắp Runner Fence tại California.

XEM THÊM: Romanesque – sự chuyển tiếp giữa hiện tại và quá khứ La Mã xa xôi| Spaceworkers Studio

Kienviet-Towers-Road-House-su-dung-lam-rem-1.png

“Như một tấm rèm mềm mại, những bức tường bê tông liền khối này tạo nên một loạt các vòng cung được vẽ trên đất liền”, Wood Marsh cho biết.

Những tấm bê tông cao vút xuất hiện như nhân vật chính của không gian, vẫn hiển thị màu sắc nguyên bản và nổi bật.

Kienviet-Towers-Road-House-su-dung-lam-rem-2.png

Ngôi nhà được chia thành các phòng trưng bày những bộ sưu tập nghệ thuật của chủ nhân và có phòng khách rộng rãi để trò chuyện.

Kienviet-Towers-Road-House-su-dung-lam-rem-3.png

Phần mái của Towers Road House được thiết kế đặc biệt như hình đĩa được các tấm bê tông khổng lồ nâng đỡ và được phủ kẽm để bảo vệ trước tác động của thời tiết và thiên nhiên.

“Trên đỉnh cao nhất của tòa nhà là một đường thẳng nằm ngang, phân chia mái vòm hình đĩa thành hai bán cầu”, tác giả công trình cho biết thêm.

Kienviet-Towers-Road-House-su-dung-lam-rem-4.png

Mái lợp kẽm thiết kế nhô ra khỏi các bức tường uốn lượn như không gian đệm tạo thêm nhiều chỗ râm mát.  

Để không làm mất đi ánh sáng tự nhiên, cửa kính được tận dụng tối đa. Tầng trệt được bố trí không gian trưng bày nghệ thuật và một bên còn lại sử dụng làm bếp và không gian ăn uống.

Khu vực tầng hầm có thêm một phòng trưng bày khác kèm hầm rượu và garage ô tô ngầm.

Kienviet-Towers-Road-House-su-dung-lam-rem-5.png

Cặp cầu thang kim loại màu đen được thiết kế nổi bât, dẫn lên hai đầu của bức tường bê tông cong bên trong tòa nhà, dẫn đến tầng lửng trên lầu một của tòa nhà.

Bốn phòng ngủ và phòng tắm riêng nằm ở tầng trên cùng này, với một tủ quần áo rộng dành cho phòng chính ở phía của chủ nhà, và một phòng chơi của trẻ em ở phía đối diện.

XEM THÊM: Đâu là tương lai của bê tông trong kiến trúc?

Kienviet-Towers-Road-House-su-dung-lam-rem-6.png

Ở phía sau khu nhà, hai bức tường cong có cửa sổ nhìn ra ngoài một khu vườn với một cây có tuổi thọ 150 năm tuổi và một bể bơi hình bầu dục.

Towers House Road đã được xây dựng cho tỷ phú người Úc, Daniel Besen và vợ ông Danielle. Cặp đôi này chưa bao giờ sống tại đây và đã bán nó với giá 26 triệu đô la vào năm 2016 sau khi chia tay – mức bán đắt kỉ lục nhất bang Victoria cho tới thời điểm hiện tại.

Ảnh: John Gollings

Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: Dezeen)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022